• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lê Cường và múa dân gian

Dòng chảy văn hóa xoay vần theo năm tháng nhưng các điệu múa dân gian truyền thống vẫn bền bỉ sống, bền bỉ tồn tại chính là nhờ những người biên đạo và nghệ sĩ múa giữ gìn, khai thác. Ngay từ khi đến với môn nghệ thuật đặc biệt này, Nghệ sỹ ưu tú (NSưT) Lê Cường gắn cho mình trách nhiệm đưa lên sân khấu các điệu múa của đồng bào dân tộc thiểu số xứ Tuyên.

Đam mê và khổ luyện

Từng là sinh viên ưu tú, tốt nghiệp loại xuất sắc Khoa Biên đạo, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, nhận được nhiều lời mời từ các đoàn nghệ thuật nhưng chính tình yêu quê hương đã níu chân biên đạo múa Lê Cường. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tuyên Quang, hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật, với ông không có gì hạnh phúc khi được cống hiến tài năng trên quê nhà.

Nhiều năm gắn bó công tác tại Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh, NSưT Lê Cường tạo được dấu ấn cá nhân trên con đường sự nghiệp. Sau khi về hưu, là nguyên quyền Giám đốc Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh, ông lại tích cực tham gia Phân hội trưởng Phân hội Sân khấu - Hội Văn học nghệ thuật tỉnh.

Nhắc đến biên đạo Lê Cường, công chúng yêu nghệ thuật được biết đến là một biên đạo múa xuất sắc với nhiều tác phẩm mang đậm nét văn hóa dân tộc Dao, Cao Lan, Mông, Tày. Ông chia sẻ, với nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật múa phải luôn mới mẻ, tiếp thu những tinh hoa, xu hướng hiện đại từ các nước phát triển kết hợp với văn hóa truyền thống bản địa thì mới có được sức sống lâu bền. Có lẽ những động tác lúc uyển chuyển mềm mại như tiếng suối chảy, lúc sôi nổi nhịp nhàng như tiếng ngựa phi của đồng bào miền núi đã “thôi miên” ông. Niềm đam mê ngày càng lớn thôi thúc ông nghiên cứu, tìm tòi, khai thác và khám phá. Và những tác phẩm múa dân gian đương đại của NSưT Lê Cường đã ra đời như thế và được nhiều đơn vị nghệ thuật trong cả nước biết đến.

Điển hình như: “Linh thiêng hồn lửa”, “Múa cấp sắc”, “Phiên chợ tình”, “Những người con của núi”…

Múa là môn nghệ thuật tạo hình, sáng tạo ngay trên cơ thể hoàn mỹ tuyệt đẹp của người diễn viên, từ dáng dấp, cơ thể, bước đi đến sự mềm mại linh hoạt, cuốn hút người xem. Những điệu múa dân gian, dân tộc truyền thống vốn được coi là cội nguồn của nghệ thuật múa, là chất liệu quý giá và trở thành nguồn cảm hứng vô tận đối với NSưT Lê Cường.  Ông bảo, bản sắc độc đáo được thể hiện trong mỗi tác phẩm múa là sự kết nối từ tinh hoa, khơi nguồn cảm xúc nằm sâu trong tâm hồn người nghệ sĩ. Biên đạo và diễn viên múa tiếp tục cùng nhau sáng tạo trong sự kết hợp ăn ý. Đây chính là mấu chốt để tạo nên thành công của một tác phẩm múa đương đại mang hồn cốt dân tộc.

Thăng hoa cùng múa…

Nhiều biên đạo múa từng trải lòng rằng, múa là một bộ môn nghệ thuật rất khó tiếp cận. Để khán giả hiểu được ngôn ngữ múa, thẩm thấu được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ cơ thể là một thử thách khắc nghiệt đối với cả diễn viên và biên đạo. Với NSưT Lê Cường quan niệm, cái gì càng đơn giản, gần gũi và chân thực thì càng hấp dẫn. Thế nên ông tích cực đi thực tế để tìm hiểu, cảm nhận điệu múa cũng như nét văn hóa đồng bào vùng cao. Từ đó sáng tạo nên những tác phẩm đặc trưng, có bản sắc riêng. Người xem được đắm chìm trong không gian làng bản đậm đà bản sắc cùng như câu chuyện tình yêu tha thiết, tích truyện ly kỳ hấp dẫn.

Nghệ sỹ ưu tú Biên đạo múa Lê Cường (ngoài cùng bên trái) hướng dẫn diễn viên trẻ thực hiện động tác múa.

Dựa trên chất liệu văn hóa đồng bào Dao, tác phẩm “Linh thiêng hồn lửa” đoạt giải C Hội thi múa dân gian các dân tộc Việt Nam tại thủ đô Hà Nội, được Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam tặng Bằng khen tại các kỳ liên hoan múa toàn quốc và các tỉnh khu vực phía Bắc. Tác phẩm có thời lượng 7 phút với những hình tượng sinh động miêu tả bằng ngôn ngữ cơ thể đặc sắc. Ngọn lửa thiêng chính là ngọn lửa từ trái tim tình yêu của con người khát vọng sống, khát vọng vươn lên. Ngọn lửa thiêng còn là biểu tượng niềm tin của người dân ơn Đảng, Bác Hồ đã đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

Đối với NSƯT Lê Cường, một tác phẩm được sáng tác là sẽ kết hợp hài hòa giữa văn hóa nguyên bản và ngôn ngữ nghệ thuật, cách điệu đảm bảo tính thời đại. Dựa trên điệu múa “Xúc tép” được sử dụng rộng rãi trong các dịp lễ hội, tác giả đã sáng tác điệu múa cùng tên thể hiện đậm đặc nét văn hóa đồng bào của bà con dân tộc Cao Lan.  Từ động tác xúc tép quen thuộc tác giả đã sáng tạo, cách điệu thành vũ điệu độc đáo. Tác phẩm lôi cuốn người xem bởi sự lựa chọn, sắp xếp bố cục tạo hình, động tác phát triển logic, hài hòa. Điệu múa là hình thức  cầu mùa, phản ánh khát vọng tự do vươn tới ấm no. “Múa tìm ba ba” là một điệu múa tập thể gồm 3 nam, 4 nữ thuộc thể loại múa trữ tình của dân tộc Dao. Miêu tả lại nét sinh hoạt văn hóa vào ngày đầu xuân, trai bản tìm bắt ba ba, gái bản đứng xem cổ vũ.

Ngày hội chính là dịp để đôi lứa tìm hiểu gặp gỡ nhau, điệu múa là ước nguyện về cuộc sống sum vầy, no ấm. Dựa trên chủ đề tư tưởng đó, biên đạo múa Lê Cường đã khai thác vốn văn hóa dân gian dân tộc Dao để xây dựng kịch bản múa “Múa tìm ba ba”. Tác phẩm được chia làm ba phần, sử dụng hai loại đạo cụ gồm trống hội và bảy chuông. Điệu múa được đánh giá độc đáo, mang tính hình tượng cao. Mỗi động tác được thực hiện khéo léo và tinh tế thể hiện thành công nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Dao. Tác phẩm đã được lưu diễn nhiều nơi và nhận được Bằng khen trong Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc và giải thưởng Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam.

Những điệu múa làm cho người xem có cảm giác mình đang được sống trong một thế giới khác, thế giới mà quá khứ và hiện tại đang giao hòa. Qua sự sáng tạo của biên đạo Lê Cường, nét văn hóa độc đáo của từng dân tộc được hiện hữu đầy tính nghệ thuật. Tên tuổi ông được đánh dấu qua hàng loạt giải thưởng lớn như: Nhiều năm liền đoạt Huy chương vàng của Bộ Văn hóa - Thông tin trao tặng cho tiết mục “Múa Khai đèn”, “Mừng cơm mới” , “Múa cấp sắc dân tộc Dao đỏ” trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Vùng Đông Bắc… Ông chia sẻ, điều ông mong muốn lớn nhất hiện nay là thắp lửa tình yêu nghề cho thế hệ tương lai để họ gắn bó hơn với múa dân tộc, có như vậy thì những giá trị văn hóa mới trường tồn mãi với thời gian.

Theo Tuyên Quang Cuối Tuần


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tin tiêu điểm
Dự án khu vui chơi giải trí Bách Thảo Ngân – Khẩn trương hoàn thiện đưa công trình vào vận hành chạy thử
Ngày Thể thao Việt Nam 27-3: Bứt phá của thể thao Tuyên Quang
Thường trực Thành ủy tặng hoa chúc mừng Thành đoàn Tuyên Quang nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Bế mạc Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La năm 2024
Bế mạc Liên hoan tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt năm 2024
Hơn 1.000 thí sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 11
Phát động Ngày chạy Olympic và Giải việt dã Tiền Phong năm 2024
Đoàn thanh niên các xã, phường tổ chức giao lưu bóng đá
Khởi công ngôi nhà khăn quàng đỏ và ngôi nhà 15/10 tại phường Mỹ Lâm
Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt năm 2024
Công ty Điện lực Tuyên Quang hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2024
Khai mạc Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La năm 2024
Tuyên Quang “đón sóng” chính sách mới, thu hút nhà đầu tư
Lễ rước Mầu từ Đền Ỷ La về Đền Hạ
Hội nghị tập huấn tự đánh giá chấm điểm, xác định chỉ số cải cách hành chính
Tuổi trẻ thành phố Tuyên Quang: Sôi nổi các hoạt động chào mừng kỉ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HỒ CHÍ MINH
Họp triển khai công tác chuẩn bị khai mạc Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La năm 2024
Lễ đón nhận bằng xếp hạng cấp tỉnh Di tích khảo cổ Đình làng Ỷ La
Thành phố Tuyên Quang lắp đặt đường truyền Internet và thiết bị Wifi phục vụ Lễ hội Đền Hạ, đền thượng, đền Ỷ La năm 2024
Quy hoạch chi tiết Khu đô thị nghỉ dưỡng Mỹ Lâm - Tuyên Quang
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH PHẤT THANH
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 68
Hôm qua : 123