A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lấy người dân làm trung tâm

Với phương châm "lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể thực hiện chuyển đổi số”, xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang) đã tích cực ứng dụng hiệu quả hoạt động chuyển đổi số. Qua đó, từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành, nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

 

Chuyển mình từ những việc nhỏ

Trên thực tế, ở nơi nào, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã quan tâm lãnh đạo và nêu gương thực hiện chuyển đổi số thì ở nơi đó, chuyển đổi số được triển khai rất quyết liệt và hiệu quả. Từ nhiều năm qua, hoạt động chuyển đổi số ở xã Tràng Đà được quan tâm và hết sức coi trọng.

Đồng chí Vũ Thị Thu Hoài, Chủ tịch UBND xã Tràng Đà cho biết, hiện nay, 100% cán bộ, công chức của xã đã sử dụng thành thạo phần mềm quản lý và điều hành văn bản để xử lý văn bản trên môi trường mạng. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã, các công chức trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho công dân gồm: công chức tư pháp - hộ tịch, văn phòng thống kê, địa chính - xây dựng, văn hóa - xã hội, công an xã đã sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành, liên thông để xử lý công việc và giải quyết thủ tục hành chính, đồng thời khai thác hiệu quả thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đến thời điểm này, nhiều dịch vụ đã được xã cập nhật lên hệ thống dịch vụ công trực tuyến như đăng ký khai sinh, khai tử, chứng thực điện tử, đăng ký tạm trú tạm vắng… Tuy nhiên, thời gian đầu việc triển khai dịch vụ công trực tuyến gặp nhiều khó khăn do đa số người dân chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại thông minh nên bỡ ngỡ khi tiếp cận dịch vụ công trực tuyến.

Trước tình hình đó,  UBND xã Tràng Đà chỉ đạo cán bộ, công chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tăng cường tuyên truyền về lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, hướng dẫn người dân lập tài khoản, thao tác gửi hồ sơ qua mạng, giúp người dân gỡ bỏ tâm lý ngại khó, quen với việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến giải quyết thủ tục hành chính. Đối với người dân không sử dụng điện thoại thông minh, người cao tuổi, cán bộ xã hỗ trợ tạo tài khoản cho người dân, nộp hồ sơ giúp người dân.

 

Chị Nguyễn Thị Thương Huyền, người dân xóm 7 cho biết, dịch vụ công trực tuyến mang đến tiện ích cho người dân giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại giải quyết thủ tục hành chính; tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính. Nhiều dịch vụ thuận tiện và đã được liên thông giữa các ngành, tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện như khi đăng ký khai sinh, đăng ký dịch vụ bảo hiểm y tế cho trẻ.

Ngoài ra các dịch vụ như chữ ký số, thông tin văn bản qua hệ thống quản lý văn bản điều hành Vnptioffice cũng đã góp phần rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho chính cán bộ cấp xã, khi thời gian đi và đến của một văn bản từ cấp tỉnh, huyện đến xã và ngược lại chỉ tính bằng giây. Việc sử dụng phần mềm quản lý và điều hành văn bản 100% trên môi trường mạng đã giúp cho cán bộ, công chức ở xã xử lý, giải quyết kịp thời công việc.

Đồng chí Vũ Thị Thu Hoài, Chủ tịch UBND xã cho biết, sau khi được trang bị chữ ký số chuyên dùng, luôn sử dụng hiệu quả trong những chuyến công tác xa và đi họp. chị chia sẻ, nếu như trước đây khi chưa có chữ ký số, có những công việc cần ký ngay nhưng cán bộ phải đi họp nên nhiều khi cấp dưới phải chờ đợi. Từ khi có chữ ký số chuyên dùng, chị đã tận dụng tối đa để ký xử lý văn bản, tài liệu mà không phải chờ đợi.

"Đi từng ngõ, gõ từng nhà"

Trên địa bàn xã hiện có 10 Tổ công nghệ số cộng đồng với hơn 70 thành viên. Các Tổ công nghệ số cộng đồng tích cực "đi từng ngõ, gõ từng nhà” vừa khảo sát, vừa hướng dẫn các hộ dân trên địa bàn tham gia tìm hiểu chuyển đổi số, đặc biệt là hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt và kích hoạt định danh điện tử (VneID). Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp sử dụng các tiện ích, ứng dụng thông minh, hỗ trợ người dân sử dụng điện thoại thông minh, thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, sử dụng các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số...

Bên cạnh đó, UBND xã Tràng Đà còn hướng dẫn các xóm thành lập 9 nhóm Zalo do Trưởng xóm làm Trưởng nhóm, thành viên là đại diện của các hộ gia đình trong tổ tự quản, mỗi gia đình cử đại diện 1 người tham gia nhóm. Trang Cổng thông tin điện tử xã Tràng Đà, trang Fanpage, Facebook, Zalo xã Tràng Đà thường xuyên đăng tải nhiều bài viết về nâng cao ý thức người dân cũng như hiệu quả của hoạt động chuyển đổi số. Trong đó, trang thông tin điện tử 25 bài viết, Fanpage xã Tràng Đà 26 bài viết, Zalo OA Công an xã 66 bài viết, Fanpage Công an xã Tràng Đà 18 bài viết.

Công an xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang kiểm tra an ninh qua hệ thống camera giám sát tại các tuyến đường trên địa bàn xã.

Đặc biệt, UBND xã, Hội Nông dân, Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp xã đã hướng dẫn các hộ gia đình áp dụng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao sản lượng.

Chị Lê Thị Hà, xóm 3 chia sẻ, năm 2022, chị đã được Hội Nông dân, Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp xã hỗ trợ kiến thức xây dựng mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới với số vốn gần 1 tỷ đồng. Năm đầu tiên trồng thử nghiệm, chị thu hoạch được 2 vụ dưa chuột, đạt 7 - 9 tạ/vụ, bán với giá 35 nghìn đồng/kg. Hiện nay chị cũng đang trồng thử nghiệm bí thơm Nhật bao tử, dưa chuột Chi-Lê, dâu tây Bỉ và dưa lưới Nhật. Hai vợ chồng chị sử dụng hiệu quả điện thoại thông minh để vào mạng tìm hiểu và nâng cao kiến thức về trồng rau trong nhà lưới và bán rau sạch.

Nhiều hộ dân tích cực sử dụng mạng xã hội và sàn giao dịch điện tử để phục vụ kinh doanh các mặt hàng từ nông sản tới tạp hóa, điện tử... Ông Nguyễn Quang Ích, Chủ nhiệm Hợp tác xã chia sẻ, với mục tiêu tạo chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, Hợp tác xã đã linh hoạt tìm kiếm thị trường thông qua mạng xã hội, thông qua đó tiếp cận được các cửa hàng bán lẻ, khách hàng có nhu cầu. Xã đã thực hiện đăng ký đánh giá sản phẩm OCOP đạt 3 sao, chứng nhận sản phẩm VietGap đối với thương hiệu Hồng mọng Tràng Đà, hồng giòn Tràng Đà… Hiện tại xã tiến hành xây 
dựng hồ sơ đăng ký mã vùng trồng.

Trong 2 năm 2021, 2022, kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ xây dựng chính quyền số (DTI) tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì xã Tràng Đà có điểm số cao nhất. Cấp ủy, chính quyền người dân xã Tràng Đà xác định chuyển đổi số nhằm thay đổi cách sống, phương thức làm việc, sản xuất, kinh doanh dựa trên các công nghệ số. Từ đó mở ra cơ hội phát triển bền vững, nỗ lực thực hiện chuyển đổi số bằng nhiều cách làm sáng tạo và hiệu quả.

Theo TQĐT


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8
Hôm qua : 18