HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Thuật Yến, xã Kim Phú chuyên sản xuất Mỳ gạo
Được thành lập từ năm 2016, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Thuật Yến, xã Kim Phú có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất mì gạo, bún khô, phở khô… đã xây dựng được thương hiệu “Mỳ gạo Thuật Yến”. Với công suất sản xuất 6 tạ mỳ/ngày, trung bình 15-18 tấn/tháng, doanh thu đạt 2,6 đến 2,7 tỷ đồng/năm, Hợp tác xã đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 9 lao động, với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay mỳ gạo Thuật Yến đã đi vào các cửa hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh như: Hà Nội, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang…góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. Chị Bế Thị Yến, Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Thuật Yến cho biết: với pương pháp sản xuất theo quy trình khép kín và được Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tem nhãn, bao bì. Đồng thời, ưu tiên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho HTX yên tâm sản xuất, vững tâm phát triển nghề.Gia đình ông Nguyễn Hồng Thái, thôn An Lộc A, xã An Khang, là hộ đầu tiên nuôi gà đỏ của xã. Sau khi tìm hiểu trên internet, gia đình ông chọn nuôi gà đỏ và lấy giống ở Duy Tiên, Hà Nam. Theo ông Thái, gọi là gà đỏ vì giống gà đỏ được nuôi theo phương thức thả rông khi trưởng thành da gà sẽ dày, có màu đỏ thẫm, rất khỏe mạnh, ít bệnh tật nên giảm thiểu được chi phí đầu tư và công chăm sóc. Đặc biệt, khi ăn da gà có độ giòn, mùi thơm đặc trưng, khác hẳn với những giống gà phổ biến hiện nay. Để duy trì và phát triển đàn con giống, gia đình ông Thái đẫ tự tạo giống, tỷ lệ gà ấp thành công đạt 80%. Hiện đàn gà của gia đình ông Thái có hơn 2.000 con. Khi xuất chuồng, mỗi con gà có trọng lượng trung bình khoảng 2,5 kg, giá thị trường khoảng 150 ngàn đồng/kg. Hàng năm, gia đình ông thu nhập từ bán con giống và gà thịt trên 300 triệu đồng.
Mô hình gà đỏ của gia điình ông Nguyễn Hồng Thái, thôn An Lộc A, xã An Khang
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã có bước phát triển theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng. Một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn được hình thành như: Vùng sản xuất cây ăn quả có múi, sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất rau an toàn, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Chính vì vậy, việc triển khai chương trình “mỗi xã một sản phẩm” không chỉ giúp khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mà thông qua Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự tin, sáng tạo khởi nghiệp trong các tầng lớp nhân dân, hướng người dân vào kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực nông thôn. Đồng chí Dương Bình Công, Bí thư Đảng ủy xã An Khang cho biết, Trên địa bàn xã có tổng đàn gà trên 30.000 con, trong đó có 3 mô hình chăn nuôi gà quy mô gia trại, với số lượng khoảng 6.000 con, tập trung tại các thôn Trường Thi A, Trường Thi B, An Lộc A.. Nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, xã An Khang còn tập trung phát triển một số loại hình sản phẩm nông nghiệp khác như: nhãn chất lượng cao, mía nguyên liệu, chăn nuôi trâu, bò, lợn, vịt đẻ trứng, nuôi cá, sản xuất lúa chất lượng cao, mở rộng quy hoạch phát triển vùng rau an toàn.
Bằng việc tích cực triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương, đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bền vững./.
Bài và ảnh: Thanh Xuân ( Trung tâm VH, TT và TT thành phố)