• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: Mở toang "cánh cửa thép

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 đến 29-3-1975) là một trong ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

 

Ảnh minh họa.

Sau khi mất Tây Nguyên, thế phòng thủ chiến lược của địch bị rung chuyển nghiêm trọng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng lấy tên là "Mặt trận 475".

Ngày 21-3-1975, từ các hướng Bắc, Tây, Nam, quân ta đồng loạt tiến công, hình thành nhiều mũi bao vây địch, mở màn cuộc tiến công Huế. Đến ngày 24-3, quân ta đã bao vây chặt toàn bộ tập đoàn phòng ngự của địch ở Huế; cũng trong ngày 24-3, quân ta đập tan tuyến phòng thủ của địch ở Tam Kỳ, xoá sổ Sư đoàn 2, Liên đoàn 12 biệt động quân nguỵ, giải phóng hoàn toàn thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam).

Sáng ngày 25-3-1975, Trung đoàn 101 Sư đoàn 325, Trung đoàn 3 Sư đoàn 324, các đơn vị của quân khu Trị - Thiên và các cánh quân của Quân đoàn 2 từ các hướng tiến về Huế. Quân ta vây kín cả 4 phía và thần tốc tiến vào trung tâm thành phố Huế. Đến 10 giờ 30 phút ngày 25-3-1975, quân giải phóng cắm cờ chiến thắng trên đỉnh Phù Văn Lâu, thành phố Huế được giải phóng.

Cùng ngày, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị, hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam trước mùa mưa (tháng 5-1975), thông qua kế hoạch giải phóng Đà Nẵng và quyết định thành lập Bộ Tư lệnh mặt trận Đà Nẵng. Đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó Tổng tham mưu trưởng, được cử làm Tư lệnh, đồng chí Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu 5, được cử làm Chính ủy.

Sau khi mất Huế, lại mất Tam Kỳ (Quảng Ngãi), Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố "tử thủ" Đà Nẵng bằng mọi giá. Thiệu cho rằng sau giải phóng Huế, nếu ta muốn tiến công Đà Nẵng thì phải mất ít nhất một tháng chuẩn bị.

Nhưng chúng đã nhầm, Bộ Tổng tư lệnh với phương châm "nhanh nhất, kịp thời nhất, táo bạo nhất, nhưng chắc thắng" quyết định tập trung lực lượng tiến công vào Đà Nẵng. Sáng 29-3, các cánh quân đồng loạt tiến đánh Đà Nẵng. Đến 15 giờ ngày 29-3, quân ta chiếm lĩnh toàn bộ căn cứ liên hợp Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà; 17 giờ giải phóng hoàn toàn thành phố Đà Nẵng. Chiến thắng Đà Nẵng đã kết thúc thắng lợi chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng đã trực tiếp đập tan âm mưu co cụm chiến lược của địch, cùng với chiến dịch Tây Nguyên góp phần quyết định làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng về mặt chiến lược, tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến tranh hoàn toàn có lợi cho ta, đẩy nhanh tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Các tỉnh mới được giải phóng trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng, cùng một vùng mới giải phóng ở các tỉnh Tây Nguyên đã tạo nên vùng hậu phương chiến lược hoàn chỉnh có lợi cho việc bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, thuận tiện cho việc cơ động bằng đường bộ, đường biển, đường không nối liền với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương lớn của cả nước, đáp ứng kịp thời việc tăng cường lực lượng, bổ sung vật chất cho cuộc tiến công quy mô lớn vào Sài Gòn trong một thời gian ngắn nhất.

Thái An
(Theo Báo QĐND)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 51
Hôm qua : 681