• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngày làm việc thứ 3, kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII

Ngày 7/12, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, tiếp tục nội dung Chương trình kỳ họp thứ 11, tiến hành thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh 5 năm 2021 - 2025 và năm 2021; tiếp tục nghe, xem xét và thông qua các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp Dự họp có đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Ngọc Tuấn, Phó vụ trưởng vụ địa phương I, Ban Tổ chức Trung ương.

Ngày làm việc thứ 3, kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII

Điều hành phiên thảo luận, đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị đại biểu HĐND tỉnh cần tập trung nghiên cứu thảo luận, đánh giá toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh và những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hạn chế, khó khăn, bất cập.
Trên cơ sở báo cáo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh 5 năm 2021 - 2025 và năm 2021, các đại biểu đã ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của chính quyền, sự quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh giai đoạn 2016-2020 và năm 2020; kết quả thể hiện ở các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cơ bản đạt kế hoạch đề ra. Đồng thời, tập trung phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế; công tác lãnh chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành; góp ý, đề xuất xây dựng các giải pháp về tăng trưởng, kết quả đạt và chưa đạt trên các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, công nghiệp, đầu tư, xây dựng, thương mại, dịch vụ; các vấn đề về văn hóa xã hội; các chương trình giảm nghèo, nông thôn mới, giải quyết việc làm, đảm bảo an ninh trật tự…Nhằm làm rõ những nội dung được đại biểu nêu, đại diện lãnh đạo 8 Sở, ngành là Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở công thương; Ngân hàng nhà nước; Công an tỉnh; Sở Y tế; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở giáo dục và Đào tạo và cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phát biểu, giải trình rõ những nội dung đại biểu quan tâm. Mở đầu phiên họp buổi chiều, kỳ họp đã nghe đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh trình các Tờ trình và thông qua dự thảo 10 Nghị quyết. Tờ trình và Dự thảo nghị quyết về việc thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Khu Du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, tỉnh Tuyên Quang. Phạm vi điều chỉnh quy hoạch có tổng diện tích là 1.549,29 ha Tại phường Mỹ Lâm, một phần diện tích xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang và một phần diện tích xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, nhằm phát triển Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái của tỉnh theo hướng bền vững, hài hòa các yếu tố phát triển kinh tế, du lịch, bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên; nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư.

Đại biểu Vân Đình Thảo, Tổ đại biểu Na Hang - Lâm Bình phát biểu tại phiên thảo luận

Dự thảo nghị quyết chủ trương đầu tư dự án Xây dựng bến thủy và đường Nà Ráo ra bến thủy thuộc địa phận Bản Phủng, xã Xuân Tiến (cũ), nay là xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, trên diện tích khoảng 20ha, gồm các hạng mục: Nhà quản lý, điều hành, Bến đỗ và neo đậu phương tiện đường thủy; Bãi đỗ phương tiện đường bộ; Khu dịch vụ, thương mại vàcác hạng mục phụ trợ. Tổng mức đầu tư: 144 tỷ đồng, nhằm từng bước đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối khu du lịch sinh thái huyện Lâm Bình và khai thác tiềm năng du lịch lòng hồ Na Hang - Lâm Bình, tạo tăng thu ngân sách cho huyện Lâm Bình, tăng khả năng khai thác mạng lưới giao thông trong khu vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và và nâng cao đời sống cho người dân tại địa phương.
Dự thảo nghị quyết chủ trương đầu tư dự án Kè chống sạt lở bờ suối xã Côn Lôn, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Đây là công trình được thực hiện xây dựng kè trọng lực bằng bê tông, bê tông cốt thép kết hợp xây đá; chiều dài kè 6,5 km, Tổng mức đầu tư: 120 tỷ đồng, nhằm bảo vệ khoảng 32 ha đất lúa dọc hai bên bờ suối và khoảng 88 ha đất lúa bị ảnh hưởng do bão lũ; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và các công trình hạ tầng kỹ thuật của nhà nước tại các thôn Trung Mường, Nà Thưa, Nà Ngoãng, Bản Vèn; góp phần ổn định sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện môi trường, tạo cảnh quan cho khu vực trung tâm xã Côn Lôn.
Đại biểu Phùng Quang Huấn tổ đại biểu Na Hang - Lâm Bình đề nghị ban soạn thảo làm rõ khả năng thu hút các nhà đầu tư vào các hạng mục thuộc dự án. Đối với dự án kè chống sạt lở bờ suối, xã Côn Lôn, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, đại biểu đề nghị làm rõ tiến độ thực hiện dự án, phân kỳ từng năm.
Dự thảo nghị quyết chủ trương đầu tư dự án Trụ sở làm việc của Huyện ủy và khối dân huyện Chiêm Hóa. Quy mô 5 tầng cấp II, diện tích xây dựng 890m2 , tổng diện tích sàn khoảng 3.870m2 . Tổng mức đầu tư sơ bộ: 50 tỷ 981 triệu đồng.
Dự thảo nghị quyết chủ trương đầu tư dự án Xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị - giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, huyện Na Hang. Nhằm đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao lý luận chính trị cho cán bộ Đảng viên, quần chúng, 2 các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện. Tổng mức đầu tư: 50.000,0 triệu đồng. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020 - 2024.
Dự thảo nghị quyết chủ trương đầu tư dự án Mở rộng Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang (giai đoạn 2). Quy mô xây dựng 02 mảng phù điêu 2 bên cụm tượng đài; Quy hoạch mở rộng và xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, Trong đó, mở rộng không gian phía trước quảng trường hiện nay với diện tích khoảng 5ha, bao gồm toàn bộ khu đất được giới hạn bao quanh bởi các trục đường: 17 tháng 8, Trần Hưng Đạo, Lý Thánh Tông, Xuân Hòa; xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: Đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, âm thanh, sánh sáng, camera giám sát, hệ thống sân vườn, cây xanh, cảnh quan và một số hạng mục phụ trợ khác khu vực mở rộng và khu vực còn lại theo quy hoạch. Tổng mức đầu tư: 410 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2021 - 2024.
Đại biểu Nguyễn Văn Huy, tổ đại biểu thành phố Tuyên Quang đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ về kinh phí giải phóng mặt bằng, tiêu chuẩn quy hoạch kiến trúc đề phù hợp với kiến trúc cảnh quan của thành phố khi thực hiện dự án mở rộng Quảng trường Nguyễn Tất Thành (giai đoạn 2); Dự thảo nghị quyết chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Trụ sở làm việc liên cơ quan. Đây là dự án khối nhà làm việc của các cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang), cao 9 tầng với tổng diện tích sàn trên 20 nghìn 750 m2 . Tổng mức đầu tư: 414 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2020 - 2024; Dự thảo nghị quyết chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Cơ sở làm việc phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa điểm mới. Tại Tổ 3, phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang, Tổng diện tích quy hoạch xây dựng là: 19.440 m2 đáp ứng điều kiện làm việc, huấn luyện, ăn, ở, sinh hoạt tập thể cho 150-200 cán bộ chiến sỹ Tổng mức đầu tư dự án: 96 tỷ 283 triệu đồng. từ nguồn Vốn Ngân sách địa phương. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2021 - 2024.

Đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh

Tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND Tỉnh.

Dự thảo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 5 năm 2021 – 2025. Xác định mục tiêu, xây dựng và phát triển tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, liên kết với các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh, thành phố trong cả nước và một số địa phương của nước ngoài. Tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh; Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối, đô thị động lực; khai thác tiềm năng, nguồn lực tập trung phát triển mạnh du lịch và các ngành dịch vụ; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng hiện đại, văn minh với các tiêu chí nâng cao chất lượng; chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế, hiệu quả cao; Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Đưa tỉnh Tuyên Quang phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh đề ra 16 chỉ tiêu chủ yếu và 13 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm (theo giá so sánh năm 2010) đạt trên 8%; Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2025 đạt 64 triệu đồng trở lên; Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 5 năm (theo giá so sánh năm 2010) đạt 8%; Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm (theo giá so sánh năm 2010) đạt 14%; Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia 100%; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 5 năm (theo giá so sánh năm 2010) đạt 4%; Giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí của 47 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2025 có 68% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (30% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới); Đến năm 2025, thu hút 2,6 triệu lượt khách du lịch; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4.300 tỷ đồng (trong đó thu nội địa 4.000 tỷ đồng); Tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 27%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo 72%, trong đó có bằng, chứng chỉ 30%; Phấn đấu hàng năm 100% người dân có thẻ bảo hiểm y tế; Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân/năm (theo chuẩn nghèo mới) 2-2,5%; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn; 96% chất thải rắn thông thường được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn.
Dự thảo nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2021. Tỉnh đề ra 20 chỉ tiêu chủ yếu, Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng trên 6%; Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,2%; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 9.582,6 tỷ đồng; tăng 4,0%; sản lượng lương thực đạt trên 34 vạn tấn; Duy trì và giữ vững chất lượng các tiêu chí của 47 xã đạt chuẩn nông thôn mới và có 8 xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới; Thu hút trên 2,2 triệu lượt khách du lịch; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 27.000 tỷ đồng…
Sau khi các đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh trình bày 10 Dự thảo nghị quyết, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh trình bày báo cáo thẩm tra 10 dự thảo nghị quyết chủ trương đầu tư 7 dự án trên địa bàn tỉnh, 100% đại biểu dự kỳ họp nhất trí biểu quyết thông qua 10 dự thảo Nghị quyết.

Đ/c Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh

Tặng hoa chúc mừng đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh

Trong chương trình kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XVIII, chiều 7/12, HĐND tỉnh đã thực hiện quy trình cho thôi nhiệm vụ đại biểu; miễn nhiệm, bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021.
Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tiến hành miễn nhiệm miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với bà Lê Thị Kim Dung do đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; miễn nhiệm Ủy viên UBND tỉnh đối với bà Nông Thị Bích Huệ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ do được bổ nhiệm Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Đỗ Hồng Thanh, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ do được bổ nhiệm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; miễn nhiệm Ủy viên UBND tỉnh đối với ông Hứa Minh Dịch, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và ông Ma Văn Phấn, nguyên Giám đốc Sở Công Thương do nghỉ chế độ hưu trí; miễn nhiệm Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với bà Khánh Thị Xuyến do được điều động, bổ nhiệm giữ chức Chánh Thanh tra tỉnh..
Cũng tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thực hiện bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm vụ 2016-2021.
Căn cứ kết quả bỏ phiếu, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đã trúng cử chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021, với 52/52 đại biểu có mặt, đạt tỷ lệ 89,65 %, tổng số đại biểu HĐND tỉnh; Các ông Vũ Tuấn, Giám đốc Sở thông tin – Truyền thông; ông Phạm Mạnh Duyệt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Bà Khánh Thị Xuyến, Chánh thanh tra Tỉnh được bầu Ủy viên UBND tỉnh.Sáng 8/12, Kỳ họp tiếp tục làm việc tại hội trường nghe Chất vấn và trả lời chất vấn và Bế mạc kỳ họp.

 

 

                                            Tin và ảnh: Thanh Xuân ( Trung tâm VH, TT và TT thành phố)

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 477
Hôm qua : 472