• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lễ rước Mầu từ Đền Ỷ La về Đền Hạ

Sáng 20/3, tức 11/2 âm lịch. Ban tổ chức Lễ hội Đền Ỷ La đã tổ chức Lễ rước Mẫu từ đền Ỷ La về Đền Hạ. Đây là nghi lễ chính trong Lễ hội Đền Thượng, Đền Hạ, Đền Ỷ La năm 2024. Dự Lễ có đồng chí Trần Viết Cương, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; Nông Thị Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; Đỗ Đình Đạt, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Đại biểu Dự Lễ rước Mẫu từ Đền Ỷ La về Đền Hạ

Sau khi tiến hành lễ cáo, Ban tổ chức đã tiến hành nghi lễ rước Mẫu đi qua các tuyến đường trung tâm thành phố về đền Hạ. Cùng với các hương án, đông đảo thanh đồng, đạo hữu trong trang phục truyền thống cùng với cờ, phướn tạo nên một Lễ rước đầy màu sắc trong một không khí trang nghiêm, thành kính. Bà Phạm Thị Loan, phường Phan Thiết phấn khởi cho biết, Lễ hội vừa tái hiện lại những nghi thức truyền thống trong lễ rước Mẫu của nhân dân xứ Tuyên, vừa có màu sắc mới, thể hiện những nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân, giàu ý nghĩa nhân văn, linh thiêng, sinh động, với nguyện ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người.

Lễ rước Long Ngai

  Đền Ỷ La được khởi dựng năm 1743, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 4 và được trùng tu lại vào đầu thế kỷ XIX. Theo truyền thuyết, đền Hạ thờ công chúa Phương Dung do gặp nạn binh đao đền bị đốt phá nghiêm trọng, dân cư phải rước tượng thần đến làng Ỷ La để lánh nạn. Năm 1817, Năm Khải Định thứ 3 đã cho khởi công dựng lại đền Hạ trên địa điểm cũ nhưng quy mô lớn hơn. Khi đó tại địa điểm tượng thần lánh nạn, dân làng Ỷ La cũng xây dựng đền Mẫu Ỷ La để thờ công chúa Phương Dung, (người được coi là hóa thân của đức thánh Mẫu Thượng Thiên) cùng với các vị thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Trải qua bao thế hệ, đền Mẫu Ỷ La đã đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người dân nơi miền sơn cước, thể hiện khát vọng truyền đời của cư dân nông nghiệp lúa nước nhờ siêu lực của Đức Thánh Mẫu mà ban cho cuộc sống bình yên, mưa thuận gió hòa, có được vụ mùa bội thu. Ông Nguyễn Chiến Trường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Ỷ La cho biết: Năm 2016, Đền Ỷ La đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia,  Việc duy trì và tổ chức lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La không chỉ nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân thành phố Tuyên Quang mà Lễ hội chính là thời điểm để anh em, bạn bè, du khách gần xa hướng về nguồn cội, tạ ơn Thánh Mẫu và cầu cho một năm mới lmưa thuận, gió hòa, an lành, hạnh phúc, đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 

Đông đảo người dân tham gia chui kiệu Mẫu, nét Văn hóa độc đáo của Lễ hội

Theo kế hoạch, sáng ngày 21/3 (tức ngày 12/2 âm lịch) lễ rước bà Ngọc Lân công chúa từ đền Thượng ra đền Hạ để hai bà gặp nhau tại đền Hạ và Tổ chức tế lễ, khai mạc Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2024.

                      Bài và ảnh: Thanh Xuân _ Trung tâm VH, TT và TT thành phố


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 227
Hôm qua : 498