A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

RỜI DÂN RA, NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI

“RỜI DÂN RA, NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI”

Tháng 7 năm 1952, nói chuyện với Hội nghị Chiến tranh du kích Bắc bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích; “…cuộc kháng chiến của ta là trường kỳ gian khổ, nhưng nhất định thắng lợi. Trường là dài, tức là đánh bao giờ địch bại, địch “cút”, thế mới là trường… Chớ có vội vàng muốn đánh ngay, thắng ngay, thế là chủ quan. Trường kỳ thì phải gian khổ, nhưng nhất định thắng lợi. Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh… Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”(1).

Sau khi phân tích những khuyết điểm cần phải sửa chữa, Người nói đến những công việc phải làm: “Điểm trọng yếu là bất kỳ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đều phải bám sát lấy dân, rời dân ra nhất định thất bại. Bám lấy dân là làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu. Như vậy thì bất kỳ việc gì khó cũng làm được cả và nhất định thắng lợi”(2).

Từ những kinh nghiệm trong lịch sử dân tộc, đặc biệt trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bài học dựa vào dân đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Dựa vào dân, tin dân, yêu dân, tất cả vì dân, chúng ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đưa dân tộc từ thân phận nô lệ lên địa vị làm chủ nước nhà, tranh đấu giành độc lập dân tộc đồng thời tiến hành đổi mới đất nước thành công.

Trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, dựa vào dân để tạo nên sức mạnh xây dựng và phát triển đất nước là bài học vô cùng quan trọng. “Rời dân ra nhất định thất bại” không chỉ là bài học của bộ đội mà còn là bài học cho tất cả cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Có được sự đồng lòng, nhất trí của dân, mọi công việc chắc chắn thành công. Trong thực tế công cuộc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, từ việc hiến đất làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, xây dựng trường học… đến tham gia ý kiến xây dựng các chính sách của địa phương, nếu có được sự đồng thuận của Nhân dân thì đều giành thắng lợi. Nhờ thực hiện tốt công tác dân vận, nhiều người dân đã hiến hàng trăm m2 đất để làm công trình phúc lợi. Ngoài ra còn tham gia ủng hộ ngày công, nguyên vật liệu để hoàn thành công trình. Ngược lại, đối với những việc mà người dân chưa đồng tình ủng hộ thì quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể hoàn thành được. Cần phải tuyên truyền, giáo dục, để người dân hiểu và đồng thuận. Nếu chủ trương, chính sách chưa thực sự nhận được sự đồng tình của người dân thì phải xem lại để điều chỉnh cho phù hợp.

Cán bộ, đảng viên phải luôn ghi nhớ bài học dựa vào dân. “Rời dân ra, nhất định thất bại”; “Dễ trăm lần, không dân cũng chịu. Khó vạn lần, dân liệu cũng xong”.

Theo Người Tuyên Quang

(1) Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQGST, Hà Nội, tập 7, tr 445

(2) Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQGST, Hà Nội, tập 7, tr 448

(Face book Thành Tuyên yêu dấu)


Nguồn:(Face book Thành Tuyên yêu dấu) Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 11
Hôm qua : 35