• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Làm giàu từ nghề mộc

Phát huy vai trò “Tuổi cao gương sáng”, ông Phạm Văn Hảo, 62 tuổi, tổ 8, phường An Tường gương mẫu tham gia lao động sản xuất, là tấm gương tiêu biểu làm kinh tế với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Ông Phạm Văn Hảo sinh năm 1961, quê ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông Hảo tâm sự, năm 1982, sau khi đi huấn luyện quân sự lính áo xanh, ông về quê mở xưởng gỗ với 20 công nhân, xây dựng được 6 nhà thờ và 20 nhà chùa tại quê hương. Trong một chuyến đi thăm người thân tại Tuyên Quang, nhận thấy đây là vùng đất có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào, con người thân thiện, gần gũi. Năm 1993, ông quyết định đưa vợ con lên Tuyên Quang lập nghiệp. Với 20 triệu đồng tiền vốn, ông đầu tư mua máy móc và mua nhà để ở. Thời gian đầu, nhờ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, sản phẩm gỗ uy tín nên tiếng lành đồn xa, các mặt hàng đồ gỗ như cửa, cầu thang... của ông được nhiều khách tin dùng. Không chỉ trong tỉnh mà các tỉnh lân cận như Phú Thọ cũng đặt mua. Sau 04 năm lên Tuyên Quang lập nghiệp, gia đình ông đã xây dựng được một ngôi nhà mới khang trang.

Dù đã bước sang tuổi 62, song với ông Hảo ngọn lửa nhiệt huyết với nghề mộc vẫn luôn tồn tại.  Hiện ông quản lý một xưởng gỗ với diện tích hơn 1.000 m2 và 12 công nhân, mức lương trung bình của thợ chính là 12 triệu đồng/ người/ tháng và công nhân là 7 triệu đồng/ người/ tháng. Sản phẩm đồ gỗ ngày càng đa dạng như: các loại tủ, kệ; bàn ghế gia đình; bàn ghế văn phòng; sập, gụ, các hình chim thú... Doanh thu mỗi năm thu về hơn 3 tỷ đồng. Ông Hảo chia sẻ, hiện nay với thời đại 4.0, ông không chỉ kinh doanh trực tiếp mà còn giới thiệu sản phẩm đồ gỗ của gia đình trên mạng xã hội KTS, Facebook, Zalo để tiếp thị, truyền thông và bán hàng. Do đó, ông không cho phép bản thân được nghỉ ngơi mà luôn cập nhật công nghệ mới hàng ngày.

Ông Hảo giới thiệu ứng dụng tiếp thị và bán hàng của gia đình

Với những kinh nghiệm của mình, ông Hảo đã truyền dạy và đào tạo nghề cho hơn 100 người ở Ninh Bình và Tuyên Quang. Nhiều người đã ra nghề và ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, ông cũng thường xuyên tham gia đóng góp cho các chương trình từ thiện tại địa phương và quan tâm, giúp đỡ những người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Bà Dương Thị Hoa, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường An Tường cho biết, mô hình kinh tế của hội viên Phạm Văn Hảo, tổ 8, phường An Tường là một trong những mô hình người cao tuổi làm kinh tế giỏi của phường. Không chỉ làm tốt công việc kinh doanh, ông Hảo còn thường xuyên tham gia các hoạt động của địa phương và của hội. Gia đình ông nhiều năm liền được công nhận là gia đình văn hóa. Có thể nói, mô hình làm kinh tế của ông Hảo đã truyền động lực cho nhiều người trẻ và cả những người cao tuổi muốn khởi nghiệp trên địa bàn.

Ông Hảo trao đổi với thợ tại xưởng của gia đình

Nhờ sự nhạy bén, linh hoạt thay đổi hướng tiếp cận với khách hàng nên đến nay, các sản phẩm đồ gỗ của gia đình ông ngày càng khẳng định được chỗ đứng vững chắc đối với người tiêu dùng. Có thể nói, ông Hảo là một trong những tấm gương người cao tuổi tiêu biểu trong phát triển kinh tế của phường An Tường nói riêng và thành phố nói chung./.

Bài - ảnh: Thu Trinh (Trung tâm VH, TT và TT thành phố)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 432
Hôm qua : 1.029