• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Chẩu Văn Lâm: Hình thành trục phát triển trong giai đoạn mới

Chiều 18-8, đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Sở Giao thông - Vận tải.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kết luận buổi làm việc. Ảnh: Thành Công

Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thành phố và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường bộ, dịch vụ vận tải.

Năm 2021 là năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, ngành đã kịp thời tham mưu triển khai thực hiện khâu đột phá, các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án của BCH Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; chủ động đề xuất các mặt công tác của ngành với tỉnh, Bộ Giao thông – Vận tải.

Trong đó, tập trung vào công tác quy hoạch, kế hoạch trong giai đoạn tới; xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ các chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra; lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện tốt công tác đầu tư phát triển kết cầu hạ tầng giao thông; công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý chất lượng công trình giao thông, vận tải, phương tiện và người lái; công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực ngành.

Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông còn thiếu và chưa đồng bộ, đến nay chỉ có duy nhất một loại hình giao thông là đường bộ, tính kết nối hạn chế, đặc biệt là kết nối liên vùng, nội vùng, kết nối nhanh; một số tuyến đường tỉnh, đường huyện chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về cấp đường, chưa đáp ứng yêu cầu vận tải. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực quản lý của ngành, đặc biệt trong hoạt động vận tải, dịch vụ vận tải, công tác đăng kiểm, đào tạo sát hạch lái xe…

Nguyên nhân do các đoạn tuyến đã được đầu tư từ lâu, thời gian khai thác dài, lưu lượng xe lưu thông nhiều, kết hợp với ảnh hưởng mưa bão, làm hư hỏng nhưng do khối lượng lớn vượt quá khả năng của nguồn kinh phí hỗ trợ quản lý, bảo trì đường bộ, do đó chưa khắc phục được triệt để. Tai nạn giao thông trong 7 tháng đầu năm có giảm về số người chết nhưng số vụ, số người bị thương tăng và còn diễn biến phức tạp.

Các đại biểu đã thảo luận một số nội dung: nâng cấp tuyến đường ĐT 189 qua huyện Hàm Yên, thi công tuyến đường km 24 vào UBND xã Hùng Đức; đường từ km 31 Quốc lộ 2 vào xã Bằng Cốc, Nhân Mục (Hàm Yên), tuyến đường Chiêm Hóa – Lâm Bình; khuyến khích nhà đầu tư vào xây dựng Bến xe khách Lâm Bình, thị trấn Tân Yên (Hàm Yên); vướng mắc trong giải phóng mặt bằng thực hiện Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn ở một số xã; áp dụng định hình đồng nhất các cấu kiện bê tông đúc sẵn như cống hộp, tô toa; quy hoạch các mỏ đất để thực hiện cho các công trình, dự án giao thông; ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho đội ngũ lái xe, phụ xe khách; hỗ trợ kinh phí để huyện Yên Sơn đầu tư xây dựng cầu qua sông Phó Đáy…

 

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thành Công

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh, thời gian qua ngành đã tham mưu cho tỉnh rất nhiều chương trình, đề án bài bản và có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, có Nghị quyết số 33 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 và Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn, giai đoạn 2021 – 2025.

Đồng chí đề nghị, ngành cần quan tâm đến công tác quy hoạch, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Thời gian tới, nguồn lực cần cho phát triển hạ tầng giao thông rất lớn, vì vậy công tác quy hoạch phải luôn đi trước để đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư các nguồn lực ngoài ngân sách để phục vụ phát triển hạ tầng giao thông. Ngành cần tập trung công tác giải ngân đầu tư công đối với các danh mục dự án thuộc lĩnh vực ngành; nâng cao hơn nữa công tác quản lý chất lượng công trình giao thông; tiếp tục phân cấp công tác duy tu, bảo dưỡng đường tỉnh; cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân, chuẩn bị nhân lực tham gia Trung tâm hành chính công cấp tỉnh.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Chẩu Văn Lâm ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ của ngành Giao thông – Vận tải đã đạt được trong thời gian qua.

Đồng chí nhấn mạnh, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy các chuỗi giá trị sản xuất, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, từng địa phương, từng ngành chủ động xây dựng kịch bản đảm bảo vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh, vừa linh hoạt hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, các địa phương cần phát huy vai trò của cơ sở là các thôn, các xã trong việc kiểm soát chặt chẽ người đi và ở tại địa bàn, nhằm thực hiện tốt 5K trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

 

Lãnh đạo tỉnh xem bản đồ quy hoạch mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030. Ảnh: Thành Công

Đồng chí đề nghị, ngành cần làm rõ việc đã làm được và khó khăn, vướng mắc trong thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết số 33 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, ngành cần làm rõ các điểm nghẽn về phát triển hạ tầng giao thông và cơ chế chính sách huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông – vận tải tạo bước đột phá, động lực lan tỏa mạnh; cần rà soát lại các quy hoạch giao thông đồng bộ với quy hoạch tỉnh theo hướng đồng bộ, chất lượng cao, mang tính khả thi, đảm bảo tính lâu dài kết nối các trục phát triển của tỉnh.

Đồng chí nhấn mạnh, Nghị quyết số 33 là nghị quyết rất quan trọng trong việc đô thị hóa, đánh thức tiềm năng thế mạnh phát triển quỹ đất từng địa phương, góp phần hình thành các trục phát triển, phấn đấu mỗi huyện, xã phải có một trục phát triển. Từ đó, ưu tiên các công trình giao thông mang tính kết nối cao, hình thành nhiều dự án, công trình có điểm nhấn phục vụ cho phát triển du lịch.

Công tác quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông kết nối chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, dân cư, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch…Chính vì vậy, ngành cần tham khảo các mô hình đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trong nước và trên thế giới làm tốt công tác quy hoạch, có tầm nhìn dài hạn để làm cơ sở hoạch định cho các dự án trọng điểm, dự án mang tính lan tỏa cao; tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, từ đó tăng cường huy động vốn đầu tư tư nhân đối với các dự án, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư để tập trung đầu tư các dự án trọng điểm.

Ngành cũng cần nghiên cứu, xây dựng dự kiến phát triển quỹ đất hai bên các tuyến đường, trục đường phát triển để phát triển các dự án công nghiệp, thương mại dịch vụ, góp phần tăng thu ngân sách địa phương, đồng thời chú ý các dự án đầu tư ngoài ngân sách tạo động lực phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ của tỉnh.

Sở chủ động các bước chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình cầu lớn, nâng cấp các tuyến đường tỉnh lên quốc lộ, mời gọi đầu tư xây dựng cảng cạn, bến xe khách, xây dựng tiến độ cho từng nhà thầu cụ thể đến năm 2023 hoàn thành dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Đối với việc triển khai Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn, giai đoạn 2021 – 2025, đồng chí đề nghị ngành phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn hóa quy mô, định mức, tiêu chuẩn đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm ngân sách Nhà nước và công sức, tiền của nhân dân. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện xây dựng các cây cầu lớn trên sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy, đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn mới.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu, ngành Giao thông - Vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí. Trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, cần phát huy tốt phương thức tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, giao việc đúng người có năng lực, có cơ chế hỗ trợ cho những cán bộ có năng lực, đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung; tăng cường xây dựng đạo đức công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. 

Theo TQĐT


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 146
Hôm qua : 735