• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX

Sáng ngày 16/12, kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX, tiếp tục nội dung, chương trình của kỳ họp, thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2021; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2022. Dự và chỉ đạo kỳ họp có đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội khóa XV của tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Các đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Thị Thanh Trà, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh điều hành kỳ họp,

Ngày làm việc thứ 2 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX

      Thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh năm 2021; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh năm 2022 các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đều thống nhất khẳng định: Trong năm 2021 tỉnh đã chủ động, quyết liệt xây dựng, thực hiện các đề án, chương trình nhằm thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Đã có 17/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành kế hoạch, trong đó nổi bật là: Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, với phương châm “mục tiêu kép” và “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”. Kiểm soát, hạn chế tối đa không để dịch xâm nhập, lây lan diện rộng trên địa bàn; triển khai quyết liệt chiến dịch tiêm vắc-xin phòng dịch. Nhờ các giải pháp lãnh đạo linh hoạt, hiệu quả, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng đạt 5,67%; thu ngân sách vượt dự toán đề ra và cao hơn cùng kỳ; chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư được nâng lên. 10 tháng đầu năm 2021, thu hút được 36 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn trên 25.000 tỷ đồng. Chất lượng các mặt công tác văn hóa - xã hội có chuyển biến tích cực. Quốc phòng được tăng cường, an ninh trật tự được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả quan trọng. Tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và Lễ kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh; thành phố Tuyên Quang được công nhận đô thị loại II và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hoàn thành điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình, thành lập thị trấn Lăng Can thuộc huyện Lâm Bình và thị trấn Yên Sơn thuộc huyện Yên Sơn; triển khai xây dựng nhiều công trình, dự án trọng điểm... Tuy nhiên Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn: Kinh tế của tỉnh phát triển thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng đạt thấp, một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch; tiến độ xây dựng, triển khai một số nghị quyết đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII còn chậm.

Chủ tọa kỳ họp điều hành thảo luận

      Phát biểu thảo luận về tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng của một số dự án và kết quả giải ngân vốn đầu tư công, công tác quản lý vốn đầu tư năm 2021, Đại biểu Trần Giang Nam, tổ đại biểu huyện Sơn Dương nêu ý kiến, Hiện tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, mặc dù Tuyên Quang là một trong 5 tỉnh được Trung ương cấp bổ xung cấp bổ sung vốn nhưng đến ngày 10/12 tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt trên 70%. Để hoàn thanh mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và những năm tiếp theo thì tỉnh cần triển khai quyết liệt nghị quyết số 63 ngày 29/6/2021 và các văn bản của trung ương; Đồng thời giao kế hoạch cụ thể cho người đúng đầu đơn vị cũng như là cho chủ đầu tư; đối với các dự án đầu tư công chậm tiến độ phải giao trách nhiệm cho ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị thi công, hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu khối lượng, lập thủ tục hoàn ứng, thanh toán để giải ngân vốn kịp thời.
Công tác giải quyết thủ tục hành chính được đại biểu Ngụy Thu Thủy, tổ đại biểu thành phố Tuyên Quang cho rằng, Hiện Trung tâm hành chính công đi vào hoạt động đã từng bước đáp ứng tốt việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, tuy nhiên hiện nay các bộ phận tiếp nhận các thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công đang thực hiện, sử dụng phần mềm của ngành dọc, chưa có sự thống nhất sử dụng phần mềm chung dẫn đến việc thực hiện các thao tác, giải quyết thủ tục hành chính gây mất thời gian thao tác của cán bộ thực hiện nhiệm vụ và người dân theo dõi cập nhật tình trạng tiến độ giải quyết hồ sơ và khó khăn các cơ quan chuyên môn thống kê đánh giá.

 Đại biểu HĐND tỉnh phát biểu ý kiến

    Tham gia ý kiến về việc các khoản thu theo hình thức thỏa thuận giữa các nhà trường với phụ huynh để phục vụ hoạt động dạy và học. Đại biểu Tăng Thị Dương, Tổ đại biểu huyện Sơn Dương nêu ý kiến, Trong điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều hạn hẹp, việc xã hội hóa để phục vụ tốt hơn nhu cầu dạy và học rất là cần thiết, tuy nhiên các khoản thu xã hội hóa cần được công khai, minh bạch.
Tại phiên thảo luận sáng nay, các đại biểu cũng tập trung thảo luận, kiến nghị các giải pháp về các nội dung như: Giải pháp để nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh; Những bất cập, khó khăn trong chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm học 2022-2023; Công tác thi hành án dân sự, tình hình tội phạm; Công tác quản lý trật tự đô thị; Việc triển khai thực hiện nghị quyết số 05 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách khuyến khích phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập; Giải pháp phục hồi và phát triển ngành du lịch trong tình hình mới…và nhiều nội dung quan trọng khác.
    Tại phiên thảo luận, Kỳ họp cũng được nghe báo cáo giải trình của các sở, ngành: Sở kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài ngyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Công an tỉnh đối với những vấn đề đại biểu thảo luận; nghe Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Việt Phương đã phát biểu làm rõ, thống nhất một số nội dung như: Vấn đề phòng, chống dịch bệnh đang được tỉnh quan tâm và thực hiện tốt, phương án đảm bảo an toàn nghỉ học nhưng không nghỉ dạy khi có tình huống dịch phức tạp xẩy ra…

Kết luận phần thảo luận, đồng chí Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Thị Kim Dung đánh giá cao các ý kiến thảo luận của các đại biểu, với 19 lượt ý kiến phát biểu tập trung vào 27 nhóm vấn đề ở các lĩnh vực. Đa số các đại biểu thống nhất đánh giá cao kết quả đạt được trong năm 2021. Bên cạnh đó, đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh cũng chỉ ra một số vấn đề tồn tại, đề nghị UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn chỉ đạo thường xuyên, liên tục trong năm 2022, đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Lãnh đạo Sở kế hoạch - Đầu tư phát biểu ý kiến

    Mở đầu phiên họp buổi chiều ngày thứ 2, kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX, kỳ họp đã nghe đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh trình các tờ trình Dự thảo Nghị quyết quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2022. Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước trên 11.280 tỷ đồng, tổng chi ngân sách địa phương trên 10.933 tỷ đồng. Phương án thu chi ngân sách địa phương được phân bổ phù hợp, bám sát kế hoạch được giao, đảm bảo nguyên tắc theo đúng quy định của pháp luật. Dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Tuyên Quang; dự thảo Nghị quyết Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Tuyên Quang. Theo đó, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn vốn Trung ương giai đoạn 2021 – 2025 là 6 nghìn 768 tỷ đồng; Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tuyên Quang được Thủ tướng Chính phủ giao tại là là trên 5 nghìn 777 tỷ đồng. Vốn được bố trí cho các chương trình, dự án theo thứ tự ưu tiện cụ thể, phù hợp với khả năng cân đối thu, chi ngân sách, khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư khác…Nghị quyết Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2022, tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương năm 2022, tỉnh Tuyên Quang. Theo đó, Tổng số vốn Ngân sách trung ương năm 2022 là trên 2.768 tỷ đồng, gồm Vốn ngân sách trung ương trong nước đầu tư theo ngành, lĩnh vực: 2.534.400 triệu đồng. trong đó: Đầu tư các dự án trọng điểm, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững: 1.763.000 triệu đồng, gồm: Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai: 1.000.000 triệu đồng. Dự án điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể Di dân, tái định cư Dự án thủy điện Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo Quyết định số 1766/QĐ-TTg: 263.000 triệu đồng;
   Nghị quyết về danh mục các công trình, dự án thực hiện thu hồi đất năm 2022 theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua bảng giá đất 05 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết quy định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2021; Nghị quyết bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng Trường Trung học phổ thông Chuyên Tuyên Quang tại địa điểm mới.

                                                              Tin và ảnh: Thanh Xuân ( Trung tâm VH, TT và TT thành phố)


 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 337
Hôm qua : 597