• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai Đề án 06 là bước cơ bản, là nền tảng phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Sáng 4/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng về dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh (Đề án 06). Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ Công tác Đề án 06 của tỉnh chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến cấp xã, phường, thị trấn.

Dự tại điểm cầu thành phố Tuyên Quang có đồng chí Trần Viết Cương, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

Đ/c Trần Viết Cương, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì tại điểm cầu thành phố Tuyên Quang

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh: Đề án 06 có ý nghĩa cốt lõi, quyết định sự thành công của chương trình chuyển đổi số quốc gia, có tác động trong phạm vi rộng, lan tỏa lớn và có lợi ích thiết thực đối với công tác quản lý, phát triển kinh tế. Sau 2 năm, có kết quả cụ thể, giúp cho hoạt động quản lý điều hành, phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho người dân doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Tỉnh Tuyên Quang là địa bàn không có nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Đề án 06, tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của hệ thống chính trị, vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, công chức, sự ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, sau 2 năm đã đạt được kết quả quan trọng. Đồng chí nhấn mạnh, nhiệm vụ của năm 2024 còn lớn, tuy nhiên, qua thực tế triển khai đề án, vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có chuyển biến lớn, như việc thành lập Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh chậm, điểm số thực hiện Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân doanh nghiệp không bền vững... những hạn chế này là điểm nghẽn, cản trở, chính vì vậy cần quyết tâm lớn hơn nữa của cả hệ thống chính trị, để  triển khai các nhiệm vụ của đề án trong năm 2024.

Theo báo cáo của Công an tỉnh, qua 2 năm triển khai Đề án 06, tỉnh đã thành lập các tổ công tác từ cấp tỉnh đến cấp thôn, xóm. Tỉnh đã đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng sơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đến tháng 3/2024, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh cung cấp 1.826 thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 1.047 thủ tục được cung cấp dịch vụ công toàn trình, đạt tỉ lệ 57.33%; 445 thủ tục được cung cấp dịch vụ công  một phần, đạt tỉ lệ 24.37%; 335 thủ tục là dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến, đạt tỉ lệ 18.34%. Đối với việc kết nối, chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, Tuyên Quang là một trong 14 địa phương đầu tiên trên toàn quốc đảm bảo đủ điều kiện kết nối đến cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã hoàn thiện tính năng tra cứu, sử dụng 20 trường thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia  về dân cư phục vụ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch trên môi trường điện tử. Hết năm 2023, tỉnh đã hoàn thành 100% chỉ tiêu cấp căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, vượt tiến độ 50 ngày so với mốc thời hạn Bộ Công an giao và vượt 102,9% đối với chỉ tiêu thu nhận hồ sơ, kích hoạt tài khoản định danh điện tử theo chỉ tiêu Bộ Công an giao... Hạ tầng công nghệ thông tin cũng được nâng cấp, đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn nhiều hạn chế, như vai trò người đứng đầu cấp ủy, ngành trong thực hiện Đề án còn chưa quyết liệt, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của Đề án trong thực tiễn; nhiều chỉ số của tỉnh còn thấp, đòi hỏi cần sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ...

Đ/c Trần Viết Cương, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Báo cáo thảo luận tại điểm cầu thành phố Tuyên Quang

Sau 2 năm triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao. Qua đó, góp phần thay đổi phương thức quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý công dân, phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố đã chủ trì và phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án 06 với trọng tâm phục vụ phát triển 05 nhóm tiện ích:  Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế xã hội; Phục vụ công dân số;  Hoàn thiện hệ sinh thái, phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư;  Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Đến nay, tỷ lệ số hóa hồ sơ (đầu vào) đạt 26,3%; tỷ lệ số hóa kết quả giải quyết TTHC đạt 17%. Công an thành phố đã và đang triển khai 08 DVC trên Cổng DVC quốc gia, trong đó, Cấp lại, đổi thẻ CCCD đạt 65,1%; Công tác đăng ký quản lý cư trú: Đăng ký thường trú đạt 81%; Đăng ký tạm trú đạt 75,9%; Khai báo tạm vắng , đạt 26,5%. Thông báo lưu trú đạt 99,5%. Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký xe mô tô, xe gắn máy trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, đạt 84,5%. Thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình (phạt nguội) đạt 73,8%.  Thực hiện tiếp nhận và giải quyết đúng hạn hồ sơ đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn trên Cổng dịch vu công trực tuyến, đạt 51%. Việc triển khai 02 DVC liên thông gồm:  Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú – Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi’ Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú- Trợ cấp mai táng phí đạt 100%. Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 01/12/2023, thành phố tiếp nhận trên 20.859 hồ sơ, trong đó trực tuyến 7.138 hồ sơ, đạt 34% (tiếp nhận trực tuyến một phần đạt 38%; trực tuyến toàn tỉnh đạt 9%.

Phát biểu tham luận tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế và đề xuất giải pháp hoàn thành các nhóm nhiệm vụ trong Đề án 06. Như việc trang cấp thiết bị máy móc cho các xã, phường, thị trấn để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06; xử lý, khắc phục vùng lõm sóng tại các địa phương; tiếp tục cập nhật, khai thác các dữ liệu để làm giàu hệ sinh thái thông tin trên môi trường số; đẩy nhanh tiến độ đo đạc cơ sở dữ liệu đất đai kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cách thức tuyên truyền Đề án 06 trong nhân dân; trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Đề án 06 vào cuộc sống; việc chuẩn hóa mã số thuế cá nhân còn chậm; nâng cao thứ hạng Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân doanh nghiệp...

Thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Trần Viết CươngTrao Bằng khen cho 1 tập thể và 1 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 2 năm thực hiện Đề án (06)

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, việc triển khai Đề án 06 là bước cơ bản, là nền tảng phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Để đảm bảo triển khai kịp thời hiệu quả Đề án 06 trong năm 2024 và những năm tiếp theo, đồng chí yêu cầu người đứng đầu các địa phương, đơn vị phải tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quán triệt sâu sắc, thay đổi nhận thức, hành động để thực hiện các Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh trong thực hiện Đề án 06; tập trung cao độ tổ chức thực hiện 71 nhiệm vụ trong năm 2024. Đồng thời có giải pháp thực hiện tốt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân doanh nghiệp; tích cực thực hiện các tiện ích từ Đề án 06; nghiên cứu đề xuất triển khai các tiện ích mới. Đồng chí yêu cầu, một số nhiệm vụ phải hoàn thành trong năm 2024 như: Số hoá hồ sơ, số hóa kết quả TTHC trên môi trường điện tử. Công an tỉnh phát huy vai trò cơ quan thường trực để tham mưu, phối hợp Văn phòng UBND tỉnh đôn đốc, giám sát việc thực hiện theo đúng quy định. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị tăng cường công tác phối hợp, giải quyết dứt điểm các điểm nghẽn trong triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn; đồng thời tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ; đổi mới công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức; hàng tháng, Chủ tịch UBND huyện, thành phố trực tiếp tổ chức giao ban đánh giá thực hiện Đề án 06 tại địa phương. 

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 13 tập thể, 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 2 năm thực hiện Đề án phát triển ứng dụng về dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

 

                      Tin và ảnh: Thanh Xuân _ Trung tâm VH, TT và TT thành phố


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 15
Hôm qua : 334