• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kiểm soát không để dịch tả lợn châu Phi tái phát

Công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã được các cấp, các ngành chủ động, tích cực vào cuộc và tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm khống chế, dập tắt ổ dịch. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tiếp tục có nhiều ổ dịch tái phát và phát sinh mới.

Thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, từ tháng 1 đến nay, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 876 hộ, 141 thôn, 60 xã, số lợn phải tiêu hủy là 4.020 con, tương đương với 186,52 tấn. Một số xã trên địa bàn huyện Sơn Dương, Hàm Yên, Na Hang dịch đã qua 30 ngày, thậm chí là 40 ngày lại tái phát gây khó khăn cho công tác khống chế, kiểm soát.

Nguyên nhân, nhiều hộ chăn nuôi không thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch, chưa áp dụng triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; việc vận chuyển, mua bán, tiêu thụ lợn giống, lợn thịt chưa được kiểm soát tốt. 

 

Lợn giống được thương lái chở đi bán rong ngay tại thành phố Tuyên Quang.

Tại chợ phiên xã Hùng Đức (Hàm Yên) lợn giống nuôi thương phẩm vẫn được các thương lái chở đi bán rong, gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Bởi những con lợn giống này đều được các thương lái đi gom từ nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa được kiểm dịch chặt chẽ.

Công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch tại một số huyện, một số xã bị lơ là. Hầu hết những địa phương xuất hiện ổ dịch đã bỏ chốt kiểm dịch nguy cơ dịch lây lan ra diện rộng làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi thời gian tới là rất cao.

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã có Chỉ thị yêu cầu huyện, thành phố, ngành chức năng - thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh siết chặt các biện pháp phòng, chống hạn chế dịch tái phát, lan rộng.

Đồng chí Nguyễn Đại Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Sở phối hợp với công an, quản lý thị trường kiện toàn, củng cố đội liên ngành, thực hiện kiểm soát chặt chẽ đàn lợn và sản phẩm lợn vận chuyển qua địa bàn. Riêng đối với các xã xuất diện dịch chưa qua 21 ngày, Sở yêu cầu lập chốt kiểm soát, tuyệt đối không để người dân vận chuyển lợn ra khỏi địa bàn.

Xã Nhân Mục (Hàm Yên) tháng 8 vừa qua liên tục xuất hiện các ổ dịch trong các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Ông Đinh Hồng Phi, Chủ tịch UBND xã Nhân Mục khẳng định, ngay khi phát hiện ổ dịch xã đã thực hiện các biện pháp dập dịch, tiêu hủy lợn nhiễm bệnh, phun thuốc khử trùng khu vực có lợn nhiễm bệnh. Hiện tại dịch đã được kiểm soát, 15 ngày qua chưa phát hiện thêm ổ dịch mới.

Đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường từ nay đến cuối năm, trong đó có sản phẩm chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có kế hoạch khôi phục chăn nuôi lợn trong điều kiện đang có dịch. Đồng chí Nguyễn Văn Công, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, đơn vị đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tự bảo vệ đàn lợn của gia đình. Tuy nhiên, để chăn nuôi an toàn trong điều kiện dịch bệnh, người chăn nuôi phải thực hiện nghiêm nguyên tắc “5 không”: không giấu dịch; không mua, bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt. Riêng đối với việc tái đàn, người chăn nuôi mua con giống tại cơ sở đã đảm bảo an toàn dịch bệnh, kiên quyết tái đàn, không tái dịch.

Theo TQĐT


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Hôm qua : 472