• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ứng dụng hiệu quả máy cấy trong sản xuất nông nghiệp

Nhằm giúp cho người nông dân giảm chi phí lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ỷ La và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư và máy nông nghiệp Vĩnh Phúc triển khai thực hiện mô hình cơ giới hóa trong khâu mạ khay, máy cấy tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Ỷ La, thành phố Tuyên Quang. Mô hình đã mang lại kết quả khả quan giúp cho người nông dân giảm chi phí, ngày công lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo.

Vụ mùa năm 2016, mô hình cơ giới hóa trong khâu mạ khay, máy cấy được triển khai thực hiện tại Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ Nông nghiệp Ỷ La, thành phố Tuyên Quang có diện tích 1 ha với 14 hộ tham gia. Thực tế sau khi triển khai thực hiện cho thấy gieo mạ trên khay dễ làm, tốn ít diện tích, mạ mọc đều, ít bị sâu bệnh hại, dễ theo dõi phòng trừ sâu bệnh. Đối với việc cấy bằng máy mật độ cấy thấp nhưng số dảnh/khóm đạt cao 8,8 rảnh/khóm, cấy tay chỉ đạt 5,5 rảnh/khóm, thời gian sinh trưởng 105-110 ngày. Diện tích cấy bằng máy nhiễm sâu bệnh ít hơn, nhiễm nhẹ sâu đục thân, cấy thưa cây đủ ánh sáng quang hợp tốt hơn, cho năng suất cao hơn so với giống đối chứng. Mô hình được thực hiện vào vụ mùa tháng 7-2016, giống lúa BC15, cấy bằng máy cấy Kubota SPW-48C gồm 4 tay cấy, mỗi tay cấy cách nhau 30 cm chiều ngang và chiều dọc là 14 cm, tương ứng với mật độ số khóm/m2 là 24-25 khóm với độ sâu khi cấy từ 0,7 cm - 1,7 cm; lượng giống là 1,5 kg/sào. Qua đánh giá, hộ cấy bằng máy cho năng suất cao hơn giống đối chứng cấy bằng tay là 2,7 tạ/ha; cho thu nhập trên 1,5 triệu đồng/sào, trừ chi phí còn lãi trên 404 nghìn đồng/sào, cao hơn so với với đối chứng trên 61 nghìn đồng/sào. Ông Nguyễn Đức Quyết, tổ 6 Phường Tân Hà (TP Tuyên Quang), là một trong 14 hộ dân tham gia mô hình, với tổng diện tích ruộng trên 720 m2, bà cùng với các hộ dân đều nhận thấy việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp là cần thiết nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm công lao động và nâng cao được hiệu quả trong sản xuất. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống nhân dân.
Theo ông Nguyễn Văn Ngân, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Ỷ La (TP Tuyên Quang), đặc điểm của máy cấy lúa là vận hành đơn giản, làm việc hiệu quả, kích thước nhỏ gọn, giá thành hợp lý. Mô hình trình diễn sau khi được triển khai đã giúp nông dân giảm được công lao động, giảm lượng thóc giống, thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao được năng suất, chất lượng lúa gạo. Đây là bước tiến mới trong việc chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mở ra định hướng sản xuất mới cho ngành nông nghiệp.
So với cấy truyền thống bằng tay, gieo mạ khay và cấy bằng máy có ưu điểm vượt trội, có thể áp dụng nhân rộng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Ông Đồng Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh cho biết: “Qua thời gian theo dõi, đánh giá quá trình người dân áp dụng máy cấy, rõ ràng máy phù hợp với địa hình đồng đất của Tuyên Quang. Người dân áp dụng máy cấy không yêu cầu phải diện tích ruộng quá lớn bởi trọng lượng máy cũng như công năng phù hợp với đồng đất của tỉnh. Thời gian tới, Liên minh Hợp tác xã tỉnh sẽ phối hợp với các sở ngành tạo điều kiện nhanh nhất cho người dân để đưa máy cấy vào sản xuất, dần đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trong toàn tỉnh”.
Hiệu quả bước đầu của mô hình cấy bằng máy được người dân thực hiện kiểm chứng thông qua mô hình được xây dựng tại Hợp tác xã sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Ỷ La. Khi mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa nếu được ứng dụng thành công sẽ có ý nghĩa
 

Đình Đạt VPUBNDTP


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 82
Hôm qua : 555