• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế

Sáng 9/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp 2020 với chủ đề “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế, ứng phó với dịch Covid – 19 đã diễn ra tại Hà Nội.

                                                   Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.


Dự họp có trên 6.000 đại diện doanh nghiệp, lãnh đạo bộ ngành, địa phương... tại 93 điểm cầu trực tuyến trên cả nước. Tại điểm cầu Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Bùi Trường Giang, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, cùng sự tham dự của đại diện Lãnh đạo các Vụ, đơn vị trong Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đây là Hội nghị lần thứ 4 giữa Thủ tướng với doanh nghiệp nhằm đánh giá tác động và khả năng hấp thụ các chính sách hỗ trợ đã được Chính phủ ban hành ứng phó với dịch Covid-19. Hội nghị nhằm lắng nghe kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp về các giải pháp cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch, thúc đẩy nắm bắt cơ hội phát triển thời gian tới.

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây không phải là dịp “than nghèo, kể khổ” mà cần phát huy cao độ tinh thần yêu nước, nỗ lực khắc phục khó khăn, một quyết tâm tái cơ cấu để tăng tốc phát triển, đạt mục tiêu tăng trưởng.

Hội nghị nêu ra những biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp bức phá tăng tốc phát triển, nên ngoài sự phấn đấu quyết liệt, chủ động của bản thân doanh nghiệp, người dân thì trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các cấp, các ngành rất quan trọng.

Cả nước hiện nay có khoảng trên 700.000 doanh nghiệp. Theo khảo sát của Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 82% doanh nghiệp cho rằng doanh thu năm 2020 sẽ bị sụt giảm tới 30-50% và 22% sẽ tụt giảm trên 50%.

Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong số 130.000 doanh nghiệp được khảo sát thì có 86% cho biết đã bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch, 58% doanh nghiệp bị giảm mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm và 45% doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh.

Cũng theo kết quả khảo sát của VCCI, nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thì gần 30% doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động được không quá 3 tháng, 50% doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm. Hệ luỵ của xu hướng này sẽ là hàng triệu lao động sẽ có nguy cơ mất việc làm trong những tháng tới đây.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc cảm ơn Chính phủ Việt Nam, cùng tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện, tổ chức đón thành công, an toàn tuyệt đối các chuyến bay đưa hơn 1.000 chuyên gia, kỹ sư sang Việt Nam qua Cảng hàng không Vân Đồn trong thời gian qua. Tỉnh Quảng Ninh đã làm rất tốt trọng trách được Chính phủ giao phó. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, bởi đây đều là nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần duy trì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo tăng trưởng nền kinh tế quốc gia…

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao công tác phòng, chống dịch Covid - 19 của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Sau 23 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, chưa có người tử vong vì Covid - 19, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Quang cảnh hội nghị
 

Về phát triển kinh tế, Thủ tướng nhận định: Trong khi nhiều nước phát triển đang chịu gánh nặng tài chính lớn thì Việt Nam đã tích luỹ được nguồn lực như những năm tăng trưởng thuận lợi gần đây. Năng lực nội sinh của nền kinh tế Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam là vô cùng to lớn. Việt Nam không phải quá phụ thuộc vào thị trường thế giới. Chúng ta đã chứng kiến tinh thần “chống dịch như chống giặc”, còn giờ đây, tinh thần “chống trì trệ như chống dịch” cần phải được thúc đẩy.

Trên tinh thần đó, phải tập trung hơn nữa, khởi động lại nền kinh tế Việt Nam, phấn đấu GDP đạt mức tăng trưởng trên 5% chứ không phải như dự báo của IMF chỉ là 2,7%, đồng thời phải kiểm soát lạm phát dưới 4 %. Muốn như vậy chúng ta phải tập trung vào “5 mũi giáp công”. Cụ thể, thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong nước, trước hết là đầu tư tư nhân; thu hút FDI; đẩy mạnh xuất khẩu; thúc đẩy đầu tư công; khuyến khích tiêu dùng nội địa với số dân gần 100 triệu người.../.

Theo: Tuyengiao.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 64
Hôm qua : 545