• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn: Ngày càng được quan tâm

Sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn (VietGap) trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây không ngừng được tăng về diện tích và quy mô. Qua sản xuất không chỉ tăng năng suất sản phẩm, còn tăng sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ.

 

Sản phẩm chè VietGap của Tổ hợp tác sản xuất chè Luận Kỳ, thôn Làng Bát, xã Tân Thành (Hàm Yên) được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

 

Theo Chi cục Phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trần Thị Lịch, từ năm 2013 đến nay, ngành đã hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật sản xuất theo quy trình nông nghiệp an toàn (VietGap) cho 3 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa gồm: Cam sành, chè, bưởi với diện tích trên 50 ha tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên. Quy trình VietGap đã mang lại lợi ích kép cho người tiêu dùng và người sản xuất, qua đó không ngừng tạo thêm nhiều sản phẩm an toàn, giúp cho nền nông nghiệp phát triển một cách bền vững.

Anh Nguyễn Mạnh Thắng, Tổ trưởng tổ sản xuất chè VietGap Trung Long, xã Trung Yên (Sơn Dương) cho biết: Năm 2014, được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp, nông dân và nông thôn hỗ trợ các thành viên trong tổ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap. Với diện tích 13,5 ha, trong đó có 7,5 ha trung tâm và 6 ha vệ tinh. Sản xuất theo quy trình mới năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm đã tăng hơn so với sản xuất đại trà. Hiện nay, giá bán của 1 kg chè theo tiêu chuẩn VietGap là 150 nghìn đồng/kg, cao hơn 20 nghìn đồng so với sản phẩm sản xuất đại trà.

Cũng như người trồng chè ở Trung Yên, người trồng bưởi tại xã Lực Hành (Yên Sơn) cũng đã được hỗ trợ để thực hiện sản xuất theo quy trình VietGap. Tại thôn Đồng Vàng, qua áp dụng quy trình sản xuất VietGap vào sản xuất, tỷ lệ quả đạt loại A đã tăng lên đáng kể. Nhờ đó, giá trị của sản phẩm cũng tăng theo. Vụ bưởi vừa qua, trung bình giá bán bưởi của thôn Đồng Vàng xã Lực Hành, tăng từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng/quả.

Bên cạnh sản phẩm cây trồng, sản phẩm chăn nuôi thủy sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang của Công ty TNHH Lâm sản và Dịch vụ Long Giang, số 396, đường Phạm Văn Đồng, phường Hưng Thành (TP Tuyên Quang); Cơ sở kinh doanh thủy sản Trương Thị Hoài Linh (Kiot 68, đường Lương Sơn Tuyết, TP Tuyên Quang), đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là “Địa chỉ xanh - nông nghiệp sạch”.

Tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng an toàn, bền vững, tỉnh đã có Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2020. Tỉnh đã quy hoạch và xây dựng 3 vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn (VietGap), với tổng diện tích 3.437,6 ha trên một số cây trồng. Trong đó, chè an toàn 2.391 ha; cam an toàn 700 ha; rau an toàn 286,6 ha; bưởi an toàn 60 ha. Vùng quy hoạch thuộc TP Tuyên Quang, Sơn Dương, Hàm Yên và Yên Sơn. Để làm được điều này, trước mắt tỉnh tiếp tục hỗ trợ để duy trì, mở rộng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap đối với các sản phẩm chủ lực như chè, cam và một số sản phẩm chăn nuôi khác; thực hiện các chương trình quảng bá, giới thiệu, xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm.

Đồng thời tỉnh cũng cơ cấu lại quỹ đất, cơ cấu lại sản phẩm nhất là các sản phẩm chủ lực. Song song với đó, tỉnh thực hiện tốt chính sách của Trung ương, đồng thời xây dựng, hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách của tỉnh để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Theo TQĐT


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 534
Hôm qua : 555