• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Sáng 8/4, UBND tỉnh tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của tỉnh chủ trì Hội nghị. Dự hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06. Hội nghị được thực hiện trực tuyến tới các điểm cầu các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với trên 1.800 người tham dự.

Đồng chí Tô Hoàng Linh, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 thành phố Tuyên Quang dự và chủ trì tại điểm cầu thành phố Tuyên Quang.

Đ/c Tô Hoàng Linh, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 thành phố Tuyên Quang phát biểu tham luận tại điểm cầu thành phố

Theo báo cáo của Công an tỉnh, qua một năm triển khai thực hiện, các mục tiêu cơ bản của Đề án 06 trong năm 2022 đã cơ bản hoàn thành. Cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân trên địa bàn đã cơ bản nhận thức được mục đích, ý nghĩa, vai trò và tiện ích của Đề án 06.  Tính đến ngày 20/4/2022, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và 1.733 thôn, xóm, tổ dân phố đã hoàn thành việc thành lập Tổ công tác.  Đến nay 12 dịch vụ công thiết yếu thuộc Đề án 06 đã được đưa lên cổng dịch vụ công quốc gia. Số dịch vụ công có tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trên môi trường trực tuyến cao, ổn định thuộc lĩnh vực của ngành Điện lực (đạt 100%); lĩnh vực ngành Thuế (đạt 100%); lĩnh vực ngành Giáo dục và Đào tạo (98.40%); "Cấp phiếu lý lịch tư pháp" của ngành Tư pháp (đạt 80%)...Trong năm 2022, tỉnh cung cấp 1.876 dịch vụ hành chính công trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Tuyên Quang. Trong đó, dịch vụ công một phần là 822 dịch vụ, chiếm 43.81%; dịch vụ công toàn trình là 1.054 dịch vụ, đạt 56.18%; tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến là 27%, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2021. Đến thời điểm đầu tháng 3/2023, có 1.341 giao dịch thực hiện thanh toán trực tuyến thành công trên Hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công quốc gia với tổng số tiền đạt khoảng hơn 189 tỷ 692.000 đồng. Tính đến ngày 14/03/2023, toàn tỉnh đã thu nhận hồ sơ cấp CCCD cho 677.633 nhân khẩu từ đủ 14 tuổi trên địa bàn, đạt 99% và 303.186 người dân tham gia đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2.  Theo đó đã nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, giúp người dân dần được tiếp cận với môi trường công nghệ số, tiết kiệm chi phí, công sức, phòng ngừa nhũng nhiễu, tiêu cực…

Tại thành phố Tuyên Quang, Qua 1 năm thực hiện Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ, 15/15 xã, phường đã thành lập, kiện toàn tổ công tác thực hiện Đề án số 06 huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện các nhiệm vụ của đề án 06, đặc biệt Tổ công tác Đề án số 06 cấp cơ sở đã phát huy tối đa vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, hướng dẫn cá nhân, tổ chức tham gia dịch vụ công trực tuyến, kích hoạt tài khoản định danh điện tử, cấp CCCD, cài đặt và sử dụng ứng dụng Vneid. Thực hiện đồng bộ các giải pháp làm sạch dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo thông tin “đúng, đủ, sạch, sống", số hóa hồ sơ hộ khẩu, hộ tịch. Đến nay, toàn thành phố có trên 98% công dân trong độ tuổi được cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Đề án 06 trong chuyển đổi vẫn còn chậm, lúng túng, chưa thật sự mang lại hiệu quả. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh thực tế chưa đưa vào hoạt động chính thức. Một số phần mềm, cổng DVC của ngành dọc không có chức năng ký số, đính kèm file khi tiếp nhận các hồ sơ thủ tục hành chính, dẫn đến không thực hiện được việc số hóa dữ liệu đầu vào khi tiếp nhận thủ tục hành chính trực tiếp. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh chưa kết nối, chia sẻ dữ liệu với cổng DVC, phần mềm, cơ sở dữ liệu của một số bộ, ngành. Tỷ lệ kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử đăng nhập vào cổng DVC công thực hiện TTHC còn hạn chế…

Đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu thành phố

Hội nghị đã ghi nhận các ý kiến tham luận, thảo luận của các Sở, ngành địa phương về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện đề án với một số nội dung được nêu ra: Chất lượng đường truyền do các doanh nghiệp viễn thông cung cấp và khả năng khai thác các ứng dụng ở cấp xã; việc số hóa thông tin hộ tịch; việc xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành; việc làm sạch dữ liệu tiêm chủng chưa tốt do hạn chế về công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân chưa cao, còn hình thức trong thực hiện; cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số còn thiếu, chưa đồng bộ...Các giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra công tác triển khai thực hiện Đề án 06 đến tận thôn, bản, tổ dân phố, kết hợp hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho địa phương. Đi đôi với đó là phê bình, nhắc nhở, đề xuất khen thưởng đối với các đơn vị thực hiện tốt, có nhiều sáng kiến trong triển khai thực hiện...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các sở, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ban Chỉ đạo Đề án 06 với vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, sự đồng lòng ủng hộ của người dân và doanh nghiệp trong triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 cũng như Chuyển đổi số. Về các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, các Sở, ngành, đơn vị và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc khắc phục các hạn chế, yếu kém được chỉ ra tại hội nghị. Người đứng đầu các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tiếp tục quán triệt tầm quan trọng của đề án, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Từ đó phải nêu cao cai trò trách nhiệm của người đứng đầu, triển khai sâu rộng đến các cấp, các tầng lớp nhân dân, phát huy vai trò, trách nhiệm của thành viên Tổ công tác thực hiện Đề án 06, tạo điều kiện quan trọng cho công cuộc chuyển đổi số. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, đơn vị phối hợp rà soát giải quyết các vướng mắc theo lĩnh vực phụ trách. Trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông cần nêu cao vai trò tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp với Công an tỉnh rà soát hoàn thành các công việc còn chậm, hoàn thành Trung tâm điều hành thông minh. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm huy động sự tham gia tích cực của các thành viên Tổ công tác, cấp xã, thôn bản thực hiện đề án. Công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh theo hướng trực quan để đại đa số người dân hiểu được và thực hiện. Đồng chí lưu ý, các ngành, địa phương thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao và các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, có kiểm tra giám sát và có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra.​

Tại Hội nghị, có 14 tập thể và 14 cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã tặng có thành tích xuất sắc trong quá trình tham mưu, triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh năm 2022.

 

                                                      Tin và ảnh: Thanh Xuân _ Trung tâm VH, TT và TT thành phố


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 404
Hôm qua : 439