• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển giao thông đồng bộ - bước đột phá cho kinh tế - xã hội phát triển

Giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Nó được coi như là “mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì mọi việc đình trệ” (Hồ Chí Minh). Nhận thức rõ điều đó, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại tạo bước đột phá mạnh mẽ nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

 

Cầu Tình Húc về đêm. Ảnh: BTQ

Một số kết quả nổi bật

Giai đoạn 2015-2020, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung nỗ lực thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra trong phát triển hạ tầng giao thông. Trong đó, công tác quản lý, bảo dưỡng, đảm bảo giao thông thông suốt được thực hiện chủ động, kịp thời. Hệ thống giao thông của tỉnh được quan tâm đầu tư phát triển, đã cơ bản đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng. Dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai được triển khai tích cực và đã có các bước chuẩn bị để đầu tư xây dựng. Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã thực hiện sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trên 300 km đường quốc lộ và đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh, trên 150 km đường tỉnh; hoàn thành xây dựng cầu Bình Ca, cầu Tình Húc trên sông Lô; cơ bản hoàn thành mục tiêu nhựa hóa, bê tông hóa đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã và đã có 99,65% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm.

Trên cơ sở thực hiện Đề án bê tông hóa đường giao thông nội đồng và vùng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, với phương châm “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”, Tuyên Quang đã có các cơ chế chính sách phù hợp để xây dựng giao thông nông thôn và đã đem lại những kết quả tích cực. Tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hơn 400 km đường giao thông nội đồng và vùng sản xuất hàng hóa; xây dựng dược 47 cầu dân sinh trên các tuyến đường giao thông nông thôn; hoàn thành tiêu chí giao thông của 40 xã mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới.

Kết quả này không chỉ mang lại diện mạo mới cho nông thôn Tuyên Quang mà còn tạo ra động lực tạo mạnh mẽ để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh có sự chuyển dịch mạnh. Do giao thông thông suốt nên quá trình vận chuyển tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, tạo sự gắn kết giữa các vùng, miền trong quá trình sản xuất, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Từ đó, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích người nông dân tăng gia sản xuất, thu nhập và đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh còn tập trung đẩy mạnh phát triển các loại hình, phương thức vận tải; tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tình hình tai nạn giao thông được kiềm chế, năm sau giảm so với năm trước từ 5-10% trở lên. Những kết quả này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh ta.

Để giao thông tiếp tục tạo ra bước phát triển đột phá

Trong nhiệm kỳ mới 2020 - 2025, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng - an ninh, phấn đấu đưa tỉnh Tuyên Quang phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc. Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh xác định ba khâu đột phá, trong đó nhấn mạnh đến khâu đột phá thứ 3, đó là: “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại”. Trong lĩnh vực giao thông, tỉnh tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, các công trình trọng điểm, cấp bách có tính lan tỏa, kết nối vùng miền, tạo động lực, điểm nhấn, bảo đảm kết nối thông suốt giữa các khu vực phát triển kinh tế, các đầu mối giao thông có nhu cầu vận tải lớn, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Đồng chí Nguyễn Việt Lâm, Tỉnh ủy viên, Giám đốc sở Giao thông - Vận tải tỉnh Tuyên Quang cho biết, ngay từ đầu năm mới này, tỉnh sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ để đẩy mạnh phát triển giao thông, đó là tổ chức xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; triển khai Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn; nâng cấp các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh; chuẩn bị các điều kiện thực hiện mục tiêu trong 5 năm tới tỉnh hoàn thành xây dựng 3 cây cầu lớn là cầu Xuân Vân qua sông Gâm, huyện Yên Sơn; cầu Minh Xuân bắc qua sông Lô, thành phố Tuyên Quang, cầu Bạch Xa, huyện Hàm Yên; cải tạo, sửa chữa cầu Nông Tiến (thành phố Tuyên Quang). Cùng với đó, tỉnh sẽ tiến hành xây dựng Bến xe khách thành phố Tuyên Quang; khuyến khích huy động vốn xã hội hóa để tiếp tục đầu tư xây dựng bến xe khách trên địa bàn các huyện, các điểm đỗ, trạm dừng nghỉ trên một số quốc lộ, đường Hồ Chí Minh và tại các đô thị trung tâm. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện khởi công xây dựng cảng cạn Tuyên Quang và kêu gọi đầu tư mới các cảng, bến thủy nội địa theo quy hoạch để kết nối với các phương thức vận tải và triển khai hoạt động dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh…

Với những mục tiêu và nhiệm vụ mới đặt ra trong thời gian tới, tin chắc rằng trong thời gian tới hệ thống hạ tầng giao thông tỉnh Tuyên 

 theo: TQDT


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 102
Hôm qua : 498