• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Không khí ngày Tết ông Công, ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm là một trong những nét truyền thống văn hóa của người Việt. Năm nay, do dịch Covid-19 bùng phát trở lại và có diễn biến phức tạp nên người dân đi mua sắm tại các chợ không sôi động như mọi năm, để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh, đa phần người dân đều có ý thức đeo khẩu trang và khẩn trương mua sắm, tránh tụ tập đông người.

  

 Hội phật giáo Việt Nam tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tuyên Quang, Hội nông dân tỉnh, tổ chức thu gom túi nilong của người dân đem phóng sinh cá chép tại khu vực Sông Lô, trước cửa khách sạn Lô Giang.

Năm nay, do ngày cúng ông Công, ông Táo vào đúng ngày đi làm nên nhiều gia đình đã tranh thủ mua đồ lễ ngay từ sáng sớm. Qua tham khảo giá cả thị trường cho thấy, các mặt hàng đồ lễ ông Công, ông Táo năm nay cơ bản ổn định, không bị khan hàng, sốt giá. Hoa tươi với mức trung bình từ 4.000 – 6.000 đồng/bông cho cả hồng và cúc. Mũ, áo ông Công, ông Táo được nhiều người chọn mua, giá giao động từ 40.000 – 80.000 đồng/bộ tùy loại. Giá cá chép năm nay tăng nhẹ, trung bình là 50.000 đồng/3 con, loại nhỏ nhất có giá 20.000 đồng/3 con. Bà Trần Thị Nhung, tổ 7 phường Phan Thiết chia sẻ, Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid, nên chợ ngày 23 cũng không đông như mọi năm, giá cả có tăng, tuy nhiên vẫn chấp nhận được.
Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam. Sau lễ cúng ông Công, ông Táo, người dân cùng đổ ra 2 bờ sông Lô để gửi những chú cá chép vàng, tiễn bước các Táo lên trời. Đặc biệt, ở khu vực bến phà (cũ), đoạn trước cửa khách sạn Lô Giang, ghi nhận lượng lớn người dân đi thả cá chép tấp nập ngay từ buổi sáng. Nhằm bảo vệ môi trường, năm nay là năm thứ 3, Hội phật giáo Việt Nam tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang, Hội nông dân tỉnh, tổ chức thu gom túi nilong của người dân đem phóng sinh cá chép tại khu vực Sông Lô, trước cửa khách sạn Lô Giang. Đại đức Thích Thanh Tân, Phó Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang cho biết, Nhìn chung người dân đã có ý thức hơn với việc thả cá chép trong ngày ông Công, ông Táo. Những chiếc túi ni lông dần được thay thế bằng những chiếc chậu, xô, bát ô tô...Cùng với việc thu gom túi nilong và vật phế thải từ bát hương, ban thờ cũ hỏng, Ban trị sự giáo hội phật giáo còn phối hợp với ngành y tế chuẩn bị đầy đủ nước sát khuẩn tay, khẩu trang để phát miễn phí cho người dân, nhắc nhở mọi người dân đến phóng sinh cá chép thực hiện nghiêm các biện pháp để phòng chống dịch.

Nhắc nhở, tuyên truyền người dân đeo khẩu trang và sát khuẩn phòng chống dịch Covid khi phóng sinh cá chép tại khu vực Sông Lô, trước cửa khách sạn Lô Giang.

Mùa Xuân đang về, không khí của những ngày áp Tết Nguyên đán truyền thống, của phong thục thả cá chép, cúng ông Công, ông Táo rất đẹp của dân tộc ta vẫn đang được phát huy, lưu giữ và hình ảnh, việc làm thiết thực của Hội phật giáo Việt Nam tỉnh Tuyên Quang, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang, Hội nông dân tỉnh và điều quan trọng nhất là ý thức của mỗi người dân, đã và đang góp phần bảo vệ môi trường ao, hồ, dòng sông không bị ô nhiềm vì rác thải, càng tô thêm nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về.

 

                                                     Bài và ảnh: Thanh Xuân ( Trung tâm VH, TT và TT thành phố)


 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 701
Hôm qua : 657