• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thành phố Tuyên Quang phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới

Thành phố Tuyên Quang có 6 xã, 7 phường, với diện tích nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 70%. Để phát huy tiềm năng, trong những năm qua cấp ủy chính quyền thành phố đã rất chú trọng phát triển kinh tế để xây dựng các xã nông thôn mới. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa XVIII) đã xây dựng Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 16/6/2012 thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-TU ngày 23/11/2011của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XI) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020. Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 31/7/2012 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020; hằng năm có các kế hoạch với từng mục tiêu cụ thể nhằm xây dựng các xã đạt các tiêu chí về nông thôn mới.

Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tuyên truyền các tổ chức kinh tế, hộ tư nhân xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất tăng thu nhập cho người dân. Thành phố đã triển khai trên 200 dự án trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản..., trong đó: 10 dự án trồng lúa chất lượng cao; 101 dự án trồng cây ăn quả (bưởi, nhãn, thanh long, cam đường, chuối); 01 dự án trồng rau an toàn; 05 dự án nuôi lợn; 20 dự án nuôi ong lấy mật; 03 dựa án nuôi vịt siêu trứng; 01 dự án nuôi rắn; 17 dự án nuôi cá lồng; 07 dự án phát triển nghề mộc; 04 dự án sản xuất, kinh doanh nghề cơ khí... Ngoài ra, thành phố còn hỗ trợ người dân mua máy làm đất, mua trâu bò... Tổng vốn huy động cho chương trình xây dựng nông thôn mới trên 350 tỷ đồng. Nhằm nâng cao kỹ thuật, hiệu quả sản xuất, chăn nuôi của người dân các xã xây dựng nông thôn mới, từ năm 2011 đến nay, thành phố đã tổ chức mở 35 lớp đào tạo nghề với trên 1.200 người tham gia. Quá trình tổ chức đào tạo nghề phù hợp với điều kiện, nhu cầu của người dân, nhiều hộ gia đình sau khi tham gia các lớp dạy nghề tại địa phương đã áp dụng được kiến thức được học vào canh tác, nuôi trồng có hiệu quả trên diện tích đất, chuồng trại của gia đình. Nhiều hộ gia đình đã biết phòng, tránh chữa trị bệnh dịch, hạn chế được những dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao sản lượng, hiệu quả, thu nhập, nâng cao đời sống.

Đường bê tông ở thôn số 6, xã Lưỡng Vượng (TP Tuyên Quang)
giúp nhân dân đi lại dễ dàng.  Ảnh: sưu tầm

Với sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền và công tác vận động của các tổ chức chính trị - xã hội và nhất là sự tham gia tích cực của nhân dân trong phát triển kinh tế, đến nay Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đã đạt được thành quả đáng ghi nhận. Đến tháng 12 năm 2016, thành phố Tuyên Quang có 3 xã (An Khang, Tràng Đà, Lưỡng Vượng) đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, là một trong những đơn vị đứng đầu trong toàn tỉnh về số lượng xã đạt nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020, 100% số xã trên toàn thành phố đạt xã nông thôn mới./.

Thanh Hương - Thúy Ngân
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 32
Hôm qua : 555