• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị chuyên đề về đẩy mạnh cải cách hành chính và đánh giá 01 năm triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Chiều ngày 25/4, Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về đẩy mạnh cải cách hành chính và đánh giá 01 năm triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn thành phố. Đồng chí Tô Hoàng Linh, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Nho, Thành ủy viên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; Nông Thị Toản, Thành ủy viên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Đại diện lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố; thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức với sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nước (SIPAS) và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DCI); thành viên Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thành phố Tuyên Quang; Trưởng Công an các xã, phường. Trạm Trưởng Trạm Y tế các xã, phường; Công chức trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận “Một cửa” cấp xã.

Đại biểu dự Hội nghị

Năm 2022 và quý 1 năm 2023, việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả nhất định. UBND thành phố ban hành 61 văn bản chỉ đạo, lãnh đạo cơ quan, các xã, phường tập trung triển khai đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính theo đúng thời gian quy định. Công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh với nhiều hình thức, nội dung phong phú và phù hợp với điều kiện thực tiễn tại các địa phương và từng nhóm đối tượng.  Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, người dân về cải cách hành chính được nâng lên. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan  được đề cao; Kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường; Chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính ngày càng được nâng cao. Duy trì thực hiện cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện rà soát, kiến nghị phương án đơn giản hóa TTHC năm 2023 đối với 10 TTHC, nhóm TTHC thuộc lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch. Giữ ổn định tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị, trường học; Thực hiện rà soát, sắp xếp điều chỉnh quy mô lớp học. Hoàn thiện nâng cấp Trang Thông tin điện tử thành phố lên thành Cổng Thông tin điện tử thành phố; Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị chiếm trên 95,5% dưới dạng điện tử (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật). 100% cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện trao đổi, tra cứu, khai thác thông tin qua môi trường mạng. 100% các cơ quan, đơn vị, 96,8% cán bộ, công chức, viên chức cơ quan chuyên môn, 98,6% công chức xã, phường thuộc thành phố có hòm thư điện tử theo hệ thống thư điện tử của tỉnh. Kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số năm 2022 của các cơ quan nhà nước và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh năm 2022, thành phố Tuyên Quang xếp thứ nhất trong 7 huyện, thành phố, với tổng số 427,99 điểm. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, thành phố dẫn đầu chỉ số cải cách thủ tục hành chính cấp huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Đ/c Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Tô Hoàng Linh - Chủ trì Hội nghị

Sau 1 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn thành phố. Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của UBND thành phố; sự vào cuộc tích cực của các phòng, ban, UBND các xã, phường, thành phố Tuyên Quang đã đạt nhiều nhiệm vụ đạt kết quả đáng ghi nhận. Việc kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành tiếp tục được triển khai, thực hiện đúng tiến độ nhằm phục vụ có hiệu quả công tác triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06.

Trong số 25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân trên môi trường điện tử, Công an thành phố đã và đang triển khai 8/11 dịch vụ công trên Cổng DVC quốc gia, Cổng DVC Bộ Công an theo phân cấp của lực lượng Công an cấp huyện. Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 10/4/2023, Công an thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 3.983 hồ sơ đăng ký thường trú, đạt 51,9%; 1.102 hồ sơ tạm trú, đạt 59,2%; 21.873 trường hợp lưu trú trên cổng Dịch vụ công trực tuyến. Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả 936 hồ sơ đăng ký xe mô tô, xe gắn máy trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Về nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội: Đã triển khai thực hiện mô hình cấp tài khoản an sinh xã hội và phối hợp với các tổ chức tín dụng cấp tài khoản thanh toán, thực hiện chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn. có 9/15 Trạm Y tế các xã, phường có máy QRcode để thực hiện khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD thay BHYT; năm 2022, 100% các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí và các giao dịch khác.

Về nhóm phát triển công dân số: Công an thành phố tăng cường lực lượng xuống cơ sở làm CCCD, thu nhận hồ sơ định danh điện tử cho công dân trên địa bàn. Kết quả, đến ngày 10/04/2023, Công an thành phố đã thu nhận hồ sơ cấp CCCD cho 106.066 nhân khẩu từ đủ 14 tuổi trên địa bàn, đạt 98,3% và 89.186 người dân tham gia đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2.  

Bên cạnh đó, công tác hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý cho chuyển đổi số được quan tâm thực hiện; các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ tạo tiện ích trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp; Phối hợp có hiệu quả trong công tác chuyên môn làm sạch dữ liệu tiêm chủng COVID-19, góp phần làm giàu kho dữ liệu dân cư.

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, đề ra những giải pháp trong đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số… nhằm thực hiện tốt công tác cách hành chính, công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm 2023 và những năm tiếp theo.

Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Tô Hoàng Linh, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã nghiêm túc phê bình 5 đơn vị xã, phường chưa quyết liệt, chủ động trong việc đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử. Đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị, xã, phường tiếp tục nâng cao vai trò, nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt mục tiêu nhiệm vụ cải cách hành chính, công nghệ thông tin, chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân; tạo động lực cũng như sự đồng thuận trong thực hiện các nội dung liên quan đến cải cách hành chính, công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Củng cố, giữ vững, không ngừng phát huy đối với các tiêu chí có điểm cao. Phấn đấu năm 2023, thành phố giữ vững đơn vị đứng đầu chỉ số cải cách hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh; 15/15 xã phường trên địa bàn thành phố có chỉ số xếp hạng cải cách hành chính đứng đầu các đơn vị cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

                                                     Tin và ảnh: Thanh Xuân _ Trung tâm VH, TT và TT thành phố

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 91
Hôm qua : 1.029