• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giao lưu, giới thiệu văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La, năm 2019. Tối ngày 18/3, tại Đền Hạ phường Tân Quang, Ban tổ chức Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La, năm 2019 đã tổ chức giao lưu Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu năm 2019. Tham dự có đại diện lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch và đông đảo bà con nhân dân, du khách thập phương.

     Tại buổi giao lưu trên 60 nghệ nhân, thanh đồng, bản hội đến từ 14 tỉnh, thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Nam Định, Kon Tum, Phú Thọ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn và chủ nhà Tuyên Quang đã trình diễn khăn chầu, áo ngự, diễn xướng các giá đồng trong nghi lễ chầu văn truyền thống, biểu diễn dâng hương theo nghi thức địa phương, ca ngợi Quê hương đất nước, các vị thần và các anh hùng có công với dân tộc đã được hiển thánh trong nhân dân.

Giới thiệu, trình diễn khăn chầu, áo ngự tại Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền ỷ La năm 2019

    Nghi lễ Chầu văn, hay còn gọi là Hầu đồng là nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu nhất với tên gọi chính thức “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại vào ngày 1/12/2016. “Tín ngưỡng thờ Mẫu” là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt Nam, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn… là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Đây là tổng hòa các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian độc đáo kết hợp giữa âm nhạc bát âm, hát chầu văn, trình diễn về hình dáng, tính cách, xuất thân và công lao của các nhân vật lịch sử, huyền thoại. Theo bà Trương Thị Thu Hà, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Hiện nay, trong cả nước có gần 1.000 nghệ nhân, thanh đồng, bản hội thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu và đây là lần thứ 5 Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức các hoạt động Liên hoan, giao lưu văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tại Tuyên Quang, thông qua việc tổ chức những sự kiện này là cơ hội để các nhóm thực hành Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tại các địa phương trên cả nước gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; qua đó nâng cao đời sống tinh thần và tôn vinh Văn hóa truyền thống dân tộc, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống hiện đại. Việc tổ chức giao lưu văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tại lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2019 không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc, mà thông qua giao lưu các nghệ nhân, thanh đồng, bản hội được trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm diễn xướng, để đưa việc tín ngưỡng tam phủ ngày một phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ban tổ chức trao giấy khen và giấy công nhận cho các nghệ nhân, thanh đồng đã đóng góp tích cực vào việc giao lưu, giới thiệu gìn giữ, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ 


    Nhân dịp này, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã trao giấy khen, giấy công nhận cho các nghệ nhân, thanh đồng, bản hội đã đóng góp tích cực vào việc giao lưu, giới thiệu gìn giữ, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ./.

 

                                                                           Tin và ảnh: Thanh Xuân ( Đài TT - TH thành phố)

 


 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 962
Hôm qua : 597