• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thành phố Tuyên Quang phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa

Thực hiện Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22-7-2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, các cấp, ngành liên quan của thành phố đã tập trung thực hiện hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu và cá đặc sản.

Gia đình ông Lê Văn An, tổ nhân dân 1, phường Tân Quang (Tp Tuyên Quang)
nuôi cá đặc sản bằng lồng trên sông Lô.


Gia đình ông Lê Văn An, tổ 1, phường Tân Quang chăn nuôi cá lồng trên sông Lô từ năm 2003, nhưng do thiếu vốn nên việc nuôi cá lồng của gia đình ông vẫn thuộc diện nhỏ. Cuối năm 2015, được sự tư vấn và hỗ trợ của thành phố, gia đình ông An đã đăng ký tham gia mô hình, được vay 200 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh thành phố Tuyên Quang để đầu tư mua cá giống và mở rộng quy mô lồng cá. Hiện gia đình ông An có 9 lồng cá. Ngoài các giống cá như trắm, bỗng, ông An nuôi giống cá chiên đặc sản cung cấp cho các nhà hàng trong và ngoài thành phố.

Xã Thái Long là một trong những xã có số hộ dân được hỗ trợ vốn vay nhiều nhất trên địa bàn thành phố. Ông Trịnh Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Thái Long cho biết, xã có thế mạnh về phát triển chăn nuôi trâu. Đến thời điểm hiện tại, toàn xã có 27 hộ được vay vốn với tổng số tiền 1,3 tỷ đồng để phát triển nuôi trâu đực giống và trâu cái sinh sản. Hộ nào vay ít thì 20 triệu đồng, hộ nào vay nhiều được 50 triệu đồng.

Đến nay, tổng đàn trâu của toàn xã đã phát triển trên 400 con, thu nhập của nhiều hộ dân được cải thiện rõ rệt. Gia đình bà La Thị Lầm, thôn Tân Thành, xã Thái Long đã được giải ngân nguồn vốn hỗ trợ 50 triệu đồng. Từ số tiền được hỗ trợ gia đình bà đã đầu tư mua trâu giống, mua thức ăn, mở rộng quy mô chuồng trại.

Để Nghị quyết số 12 của Hội đồng nhân dân tỉnh đi vào thực tiễn, UBND thành phố đã ban hành các Kế hoạch về triển khai chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015 - 2020; Kế hoạch về phát triển cá đặc sản bằng lồng trên sông và thực hiện mô hình nuôi cá trong ao, hồ nhỏ theo tiêu chuẩn VietGAP; cấp phát 230 quyển tài liệu cho 13 xã, phường để triển khai tới nhân dân.

Theo báo cáo của Phòng Kinh tế thành phố, tổng số hộ xin vay vốn theo Nghị quyết số 12 là 263 hộ, trong đó có 35 hộ nuôi cá lồng, 228 hộ nuôi trâu. Sau khi thẩm định các dự án vay vốn thì thành phố có 85 hộ đủ điều kiện vay vốn và đã có 44 hộ dân được vay vốn với tổng số tiền 2,6 tỷ đồng, trong đó có 4 hộ nuôi cá lồng vay 650 triệu đồng, 40 hộ nuôi trâu vay 1,950 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết số 12 của thành phố, còn gặp phải một số khó khăn như: Nhiều hộ nuôi cá lồng do không có tài sản thế chấp nên không được vay vốn. Đối với việc chăn nuôi trâu, do địa bàn thành phố không có các bãi chăn thả nên các hộ đăng ký vay vốn chăn nuôi trâu còn ít.

Để giải quyết những khó khăn, theo ông Dương Thanh Long, Trưởng phòng Kinh tế thành phố, thành phố đã đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang có thể cho các hộ nuôi cá lồng thế chấp tài sản bằng các lồng cá đang nuôi mà không phải mua bảo hiểm chăn nuôi; tiếp tục thực hiện thẩm định hồ sơ các hộ xin vay vốn chăn nuôi trâu và cá đặc sản bằng lồng trên sông, ao hồ, giải ngân và quản lý nguồn vốn giải ngân, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Đồng thời, đôn đốc UBND các xã, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, thành phố trong phát triển sản xuất hàng hóa.

theo tuyenquang.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Website liên kết
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT Thành phố mà bạn quan tâm nhất?
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 532
Hôm qua : 555